Quý Mão là Mèo gì?
Can chi Quý Mão là mèo hành kim, nên linh vật năm 2023 là MÈO LÔNG TRẮNG, cũng gọi là “bạch miêu” (mèo tuyết). Y học cổ truyền thường sử dụng xương và thịt mèo nấu “cao toàn tính”, để cho người yếu kém chức năng hô hấp (tạng phế hành kim) dùng vào các tháng lạnh (đông xuân) gọi là cao tiểu hổ!
Con mèo có sở trường gì?
Trong thập nhị địa chi, gồm 12 loài vật, thì mèo đứng hàng thứ tư (sau cọp trước rồng), là động vật cực kỳ lợi hại trước con mồi: múa vờn dưới đất như cọp, nhẹ nhàng phóng lên cao như rồng bay đó là nhờ “chùm râu rada” ở quanh miệng mèo! Râu mèo là cơ quan cảm giác rất nhạy bén, giúp mèo xác định phương hướng và vị trí của đối tác (bất kể ngày hay đêm), nếu chẳng may mèo không còn sợi râu nào, thì hoạt động giống như bị mù tuy hai mắt vẫn mở to. Y học cổ truyền xếp loại râu mèo có độc tính, cho nên, khi nấu cao mèo, thì tuyệt đối không sợi râu mèo nào lẫn lộn vào.
Các dược liệu mang tên Mèo:
“Nấm mèo” (abroma angusta L) còn gọi là mộc nhĩ dùng làm thuốc Y học cổ truyền chống mạch máu bị xơ vữa, hoạt huyết nâng cao sức miễn dịch, kháng ung…
“Cây râu mèo” (Orthosiphon lanatus) là thuốc lợi tiểu mạnh, chữa sỏi thận, sỏi túi mật, sỏi bàng quang, giảm phù nề…
“Cỏ lưỡi mèo” (elephantopus scaber L) dùng giải độc cơ thể, chữa cảm sốt, ho, viêm họng, đau mắt đỏ, xơ gan…
“Táo mèo” (docynia indica), quả sấy cho khô rồi ngâm vào rượu nếp để dưới hầm đất lâu ngày (bách nhật tữu), uống vừa ngon, vừa tăng cường sức khỏe… Rượu táo mèo không “nhậu” được chỉ nhâm nhi ly nhỏ trước khi ăn… giúp tiêu thực.
“Nhau mèo khô” là bùa “phát lộc” cho nhà ai có treo cái túi gấm đựng nhau mèo đã khô, việc này là có nhiều câu chuyện thực tế rõ ràng.
Vũ Chi (Sưu tầm)ĐSHĐ-113
Diễn đọc: SC Đức Tạng