Nếu sự có mặt của loài người là vũ trụ ngày càng cao so với giá trị tinh khôi, thì sự chứng đạo của Thái tử Tất – đạt – đa đã đưa nhân loại đến đỉnh cao của “ chân – thiện – mỹ”. Âm vang qua giáo điển “ Nhân quả – Luân hồi” là yếu lý cho mọi sự tồn sanh. Từ đó, cho những ai có mặt trên cuộc đời này, bằng tiếng khóc đầu tiên hay nụ hàm tiếu đều bao trùm sum la vạn tượng
“ Lần vào đời mình khóc lên hoảng hốt
Lần ra đi thiên hạ khóc đưa mình
Anh sẽ là tôi – tôi sẽ là anh
Một kiếp sống chỉ là hai tiếng khóc”.
Phải chăng đây là lời cảnh tỉnh, hay thức gọi chúng ta quay về bản lai diện mục. Thánh chúng đệ tử đức Phật có chung lý tưởng phụng sự Chánh pháp, nhưng trên căn bản soi đường, chỉ lối vẫn là hai chúng Tỳ – kheo và Tỳ – kheo – ni. Tỳ – kheo: tiếng gọi chung cho bậc xuất gia “ Xuất trần thượng sĩ” đương nhiên, tiên quyết là con người cả, là đàn anh đảm trách việc Giáo hội, hoằng dương Phật pháp tại thế gian. Bên cạnh đó, thời đức Phật cũng đã công nhận nhị bộ Tăng Ni và Đại Ái Đạo Tỳ – kheo – ni là vị Thượng thủ nhiếp Ni đoàn.
Xưa và nay dù lịch sử có sang trang, nhưng giới luật và qui điều của Phật không có gì phai lạt, xã hội loài người càng văn minh, càng đa dạng hóa biến động thì chất tu sĩ Phật giáo cũng phải thực hiện nghiêm túc quy chế “an cư kiết hạ”, càng phải “quyết lòng vì một chữ tu”. Bởi lẽ, “an cư” không phải chỉ dừng lại ở chỗ mùa mưa, tránh giẫm đạp côn trùng mà nó là một sự hòa hợp cao cả, tích cực thể hiện nếp sống Lục hòa cộng trụ của Tăng đoàn, điều này qua luật Tứ Phần rất đậm nét. Đức Phật dạy hàng đệ tử xuất gia phải truyền trao giáo pháp lẫn nhau, chỉ điểm và sách tấn tu hành.
Xưa và nay có nhiều sai biệt về lối sống: di chuyển và cố định là một sự kiện hai lối rẽ của “ Chiêu đề Tăng” và “Thường trụ Tăng”. Tuy nhiên, với Bố Đại Hòa thượng, biểu hiện quẳng đãy xuống đất và mang lên vai, ung dung tự tại bên vệ đường cũng đủ để cho tu sĩ hậu học chúng ta quán chiếu rằng “Phật pháp bất ly thế gian giác”, nhưng không có sự dính mắt nào làm lay chuyển tôn chí giải thoát, giá trị tối hậu qua ánh mắt phẩm bình của hàng tu sĩ vẫn là ba tháng An cư của Tăng lữ nói chung. Hãy trao nhau niềm tin để lối về Bảo sở không tắt nắng, hãy gần lại nhau hơn cho bàn tay nắm chặt, cho mùa An cư bừng nở đóa sen lòng: “ Ngàn xưa nguồn cội nhớ nghe em, muôn thuở, ngàn đời Thánh ý đều chung lối, hạ lạp An cư mãi sáng ngời”.
TKN. Như Như (ĐSHĐ-007)