Từ những năm 60 của thế kỷ XIX, những tờ Gia Định báo đầu tiên ra đời, mở đầu cho công cuộc hiện đại hóa văn hóa – văn học. Tuy nhiên, phải đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tờ Thanh niên, ngày 21/6/1925, dòng báo chí cách mạng Việt Nam mới chính thức hình thành. Từ thời điểm này, báo chí Việt Nam giương cao ngọn cờ cách mạng, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc và khẳng định phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Từ ý nghĩa đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Quyết định số 52 ngày 05/02/1985, lấy ngày 21/6 hàng năm làm ngày báo chí Việt Nam – là dịp tôn vinh, tri ân những nhà báo đã đóng góp tâm sức vì một nền báo chí nước nhà vững mạnh. Người làm báo không những dùng ngòi bút, mà còn dùng cả tâm huyết, trí huệ của họ để tạo ra những bài báo phản ánh chân thực các vấn đề đời sống, văn hóa, xã hội, những câu chuyện truyền cảm hứng và những tấm gương đáng tôn vinh.
Nhằm nêu cao vai trò và trách nhiệm của báo chí, thắt chặt mối quan hệ giữa báo chí với công chúng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam lần thứ 98, Đặc san Hoa Đàm gửi lời kỉnh ơn đến những nhà báo, những người đã đưa sự thật vào đời sống con người để phát triển giá trị chân – thiện – mỹ, đưa chúng ta đi tiếp trên hành trình hướng thượng khi nhìn rõ giới hạn đúng – sai… Chúc các nhà báo luôn vững ngòi bút với tinh thần Bi – Trí – Dũng.
Nhật Hiếu (ĐSHĐ-117)
Sc Nhẫnn Hòa diễn đọc