I. Thân thế
Ni trưởng thế danh là Trịnh Thị Phương, sinh năm Mậu Thân (1908), tại làng Thọ Xương, tỉnh Bắc Giang. Thân phụ là cụ ông Trịnh Hữu Cận là một nhà Nho yêu nước, thương người, thích làm việc thiện; thân mẫu là cụ bà Khổng Thị Cách là người nội trợ đảm đang. Song thân của Ni trưởng đều là Phật tử thuần thành, cùng nhau xây dựng một gia đình đạo đức, nhân hậu, chơn chất của làng quê Bắc Giang.
Ni trưởng sống và lớn lên trong sự yêu thương của gia đình. Với bẩm chất thông minh, chăm học nên luôn được thầy yêu bạn mến và có túc duyên với Phật pháp từ thuở nhỏ.
II. Thời kỳ xuất gia học đạo
Do nhiều đời sâu trồng căn lành với Tam Bảo, thuở thơ ấu thường theo mẹ đến chùa lễ Phật nghe Kinh, lại được sự giáo dưỡng của phụ thân, nên Ni trưởng thâm hiểu Kinh Thư – Nho gia, am tường Phật pháp và sớm có ý nguyện noi gương đức Kiều Đàm Di Mẫu. Khi đến tuổi trưởng thành, song thân khuyến khích Ni trưởng nên chọn đường công danh, lập gia thất, nhưng đối với Ni trưởng xem công danh là tuồng ảo mộng, cuộc đời như ánh chớp giữa trời không. Do đó, tuổi thanh xuân không chút luyến tiếc, đường học đạo quyết chí hoàn thành, tâm nguyện xuất trần luôn ấp ủ, nên cuối cùng đã được song đường đồng thuận. Ni trưởng vượt bao dặm đường đến chốn Tổ Niềm Xá cầu thụ tâm tông với Sư cụ Đàm Kiên.
Khi được thế phát bẩm sư, Ni trưởng không quản cực nhọc, chuyên tâm chấp tác phụng Phật hầu thầy, chẳng quản gian lao, chẳng từ khó nhọc, ngày đêm ôn tầm bối diệp. Sư cụ Bổn sư biết Ni trưởng sau này sẽ là bậc đống lương của hàng Ni giới, nên càng gia tâm giáo dưỡng và cho thụ giới Sa-di-Ni. Trải qua thời gian tinh cần tu học, Ni trưởng được Bổn sư cho đến Giới đàn chùa Liên Phái đăng đàn thọ giới Tỳ-kheo-Ni .
III. Thời kỳ hóa đạo
Sau khi chính thức được dự vào hàng cập đệ, Ni trưởng được Bổn sư phân công đến Bắc Ninh làm trụ trì chùa Thành, sau đó là chùa Hòa Yên. Tuy sống trong cảnh chùa làng tịch mịch, đời sống thanh đạm nhưng với ý chí thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh, nghiên tầm giáo nghĩa Đại thừa, Ni trưởng không một phút lãng xao.
Khi nhân dân miền Bắc đồng đứng lên làm cách mạng, giải phóng đất nước khỏi cảnh xâm lược của thực dân, Ni trưởng chẳng ngại hiểm nguy, tích cực tham gia cứu quốc. Đến khi hội Phật giáo Cứu quốc Bắc Giang thành lập, Ni trưởng càng tích cực tham gia.
“ Vả chăng quyền xảo thích trung
Bồ-tát đa hạnh thiệt trong đạo này
Làm sao mà đặng lợi người
Giúp nước, cứu đời cũng một việc tu”
Đến khi kháng chiến bùng nổ, chùa chiền miền Bắc cũng bị ảnh hưởng, Ni trưởng đành phải bỏ cảnh cũ chùa xưa đi lánh giặc. Sau đó về trụ trì chùa Lủ thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội.
Với tấm lòng yêu nước thương dân, Ni trưởng luôn cầu nguyện cho đất nước hòa bình, nhân dân an cư lạc nghiệp. Khi kháng chiến chống Pháp đã kết thúc, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam vẫn còn bị đế quốc chiếm đóng. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ tại miền Nam khốc liệt, Mỹ ném bom miền Bắc nên nhiều chùa miếu bị hư hại hoàn toàn, Ni trưởng cùng nhân dân góp phần bảo vệ miền Bắc và chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Việc hóa đạo, hoằng dương Phật pháp vẫn được Ni trưởng thực hiện với tinh thần Vô úy.
Khi nước nhà thống nhất, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập (1981), trãi qua hơn ba mươi năm cần khổ phục vụ, hội đã giúp không biết bao nhiêu người nghèo khổ bịnh tật và vì vậy hội đã trở thành một trong những tổ chức từ thiện cung ứng nhu cầu về y tế, phục vụ, giáo dục, văn hóa tích cực nhất ở Ðài Loan; đối với người quá cố thì mỗi năm cúng gia tiên một lần bằng tâm niệm: “Uống nước phải nhớ nguồn”.
Để có được Phật tượng trang nghiêm cho Phật tử có nơi chiêm bái và lưu lại hậu thế, Ni trưởng đã khởi công tôn tạo tượng đức Quán Thế Âm bằng đồng, đến mùa Thu năm Nhâm Thân (1992) thì Phật sự này được hoàn thành. Trong lễ an vị Thánh tượng Quán Thế Âm, mọi người đều hoan hỷ với một công trình mỹ thuật do Ni trưởng phát nguyện tôn tạo.
III. Thời kỳ viên tịch
Bao năm xả thân vì đạo vì đời, thân tứ đại cũng đến hồi hư hoại trả về cho tứ đại. Trải qua một cơn đau nhẹ, Ni trưởng đã thuận thế vô thường, an nhiên viên tịch vào ngày 14 tháng 08 năm 1995 (nhằm ngày 19 tháng Bảy năm Ất Hợi), thọ thế 87 năm, hạ lạp 38 năm.
“ Bản hoài xuất thế dạ hằng mong,
Phật pháp thâm sâu sớm ghi lòng,
Từ gốc hoàng dương cười giải thoát,
Niết-bàn, sanh tử mặc thong dong. ”
Sự ra đi của Ni trưởng là một mất mát lớn đối với Giáo hội, môn nhơn đệ tử, nhất là Ni chúng Hà thành. Tứ chúng đồng thương tiếc một bậc danh Ni đã trọn đời hy sinh cho Đạo pháp và Dân tộc. Công đức và hành trạng của người mãi mãi là tấm gương sáng để hậu thế học tập và noi theo.
Sc Nhuận Anh diễn đọc