Trong xã hội, đặc biệt ở phương Tây, có sự xem xét lại về vị trí của phụ nữ. Việc nhìn nhận này bao gồm việc xem xét vị trí của người phụ nữ trong các truyền thống tôn giáo. Trong tình hình này, việc mở rộng ý niệm giữ lại địa vị người phụ nữ trong Phật giáo1 bao hàm vị trí của những người mẹ trong Phật giáo là thích hợp. Vị trí của những người mẹ và gia đình trong Phật giáo hiện nay đang được nghiên cứu. Jessica Starling miêu tả hoạt động nghiên cứu hiện nay trong lĩnh vực này mang lại những đánh giá quá muộn của học giả đối với sự tập trung các mối quan hệ gia đình trong Phật giáo2.
Luận án Tiến sĩ này nêu lên vấn đề làm thế nào để Phật giáo đưa ra quan điểm về giới và vai trò của nữ giới, những vai trò này bị thách thức hoặc được ủng hộ như thế nào; và Phật giáo có thể ảnh hưởng hoặc thúc đẩy kinh nghiệm của người mẹ và quan trọng hơn là kinh nghiệm của trẻ thơ qua hình ảnh người mẹ. Tìm hiểu để làm rõ những vai trò của Nữ giới Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến việc trở thành một người mẹ, nghiên cứu này xem xét việc áp dụng triết học, giáo lý và thực hành Phật giáo để làm mẹ. Đề tài này truy nguyên những ý nghĩa mang tính biểu tượng gắn liền với bổn phận của người mẹ trong Phật giáo như là biểu hiện sự sáng suốt của tính nữ như người mẹ của Phật tính, đến những khía cạnh cụ thể của việc làm mẹ trong bối cảnh Phật giáo hiện đại3.
Trong suốt lịch sử của các cộng đồng Phật giáo, biểu tượng tính nữ đã đóng một vai trò trung tâm trong tư duy và thực hành Phật giáo. Chắc chắn những hình ảnh nữ giới như những người mẹ, người vợ và các đối tượng của khát vọng có một ảnh hưởng đáng kể đến cuộc đời của Nữ giới Phật giáo4. Nhiều bài viết cho rằng đạo Phật được nhìn nhận là gia trưởng bởi các nguyên tắc của Phật giáo xác định một bộ phận phụ nữ không có khả năng đạt được sự giác ngộ5. Sinh ra là một phụ nữ đã bị coi là một nghiệp xấu6, những người khác thì tin rằng, quan điểm của Đức Phật đối với vai trò của phụ nữ có thể được xem như là một bậc khai sáng, ngay cả khi đánh giá bằng những tiêu chuẩn của thời kỳ hiện đại, đặc biệt căn cứ vào bối cảnh xã hội khi Phật giáo xuất hiện, phụ nữ có vị trí thấp kém hơn. Làm thế nào để hòa hợp với tiếng vang của đạo Phật với tư cách là một triết học, tôn giáo về bình đẳng, giải phóng với sự gia tăng và sức hút của phụ nữ đối với đạo Phật? Natalie Grummer nhấn mạnh rằng mối liên hệ giữa cơ thể phụ nữ, sinh đẻ và vì vậy vòng luân hồi – luân hồi và khả năng của nó để khơi dậy ham muốn ở nam giới khiến nó không phù hợp cho việc đạt được sự chứng ngộ cao nhất7.
Mặc dù có những trường hợp bôi xấu phụ nữ, luôn có một sự lý tưởng hóa về bổn phận làm mẹ trong tư tưởng của Ấn Độ và một sự tôn vinh khái niệm tính nữ8. Kate Blackstone tuyên bố rằng những người vợ không có cùng sự tôn trọng trong văn học Phật giáo như các bà mẹ9. Phật giáo Ấn Độ cho rằng người phụ nữ có chiều sâu trong tâm hồn liên quan đến thế giới nhiều hơn nam giới vì khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, bổn phận làm mẹ về tổng thể được xem như một dạng của sự khôn ngoan và từ bi của tính nữ, nhưng các bà mẹ với tình yêu vô điều kiện đối với những đứa con của mình, liên quan đến sự trói buộc mạnh mẽ của nghiệp nên khó có thể đạt đến được xem như khả năng thấp nhất của sự đề đạt được sự giải thoát10. Các bà mẹ cũng thường xuyên tìm hiểu về văn học kể chuyện hiện thân cuối cùng của luyến ái và khổ đau mà nó mang lại11.
Blackstone đã đưa ra khái niệm rằng phụ nữ không trong sạch, “vì sự dơ bẩn tồn tại trong họ; họ thiếu sự bảo trợ về thể chất, xã hội và tâm lý, các bộ phận cơ thể của họ lộ ra và họ duy trì mối quan hệ cá nhân chặt chẽ với gia đình cũng như họ không bao giờ có thể đảm nhận một vị trí cao hơn như một Tăng đoàn hoặc là đại diện của Tăng đoàn trước những người không theo Giáo hội”12.
Blackstone tiếp tục viết rằng: “Sự đối lập với cuộc sống gia đình là cố hữu trong khái niệm của sự hy sinh. Trong các văn bản đã miêu tả các mối quan về cuộc sống của người chủ gia đình như tiền bạc, các mối quan hệ họ hàng, kinh doanh và những việc liên quan rõ ràng là đối nghịch với con đường của một người xuất gia”13. Cái chết của mẹ Đức Phật một tuần sau khi Ngài được sinh ra có thể được coi là biểu hiện không chỉ của luân hồi sinh tử, mà còn là sức mạnh lớn lao của mọi ràng buộc giữa người mẹ và đứa trẻ, một điều đã bị phá vỡ nếu Đức Phật từ bỏ mọi luyến ái trần tục.14
Có một số quan điểm cho rằng sự nổi lên của trường phái Đại thừa trong Đạo Phật, vì họ nghĩ rằng trường phái Đại thừa đã có một thái độ tích cực hơn đối với phụ nữ15. Tuy nhiên, điều này vẫn được tranh luận trong một số nghiên cứu hiện nay. Ví dụ, Tỳ kheo Bhikkhu Analayo đã dẫn đưa ra tài liệu chứng minh là cùng với thời gian, đã có sự sụt giảm đối với vấn đề phụ nữ16. Mặc dù vậy, nguồn tư liệu của Mahāyān thường đề cập đến món nợ vô hạn với mẹ của một người. Chiều sâu tình thương của một người mẹ đối với con cái đã được mô tả thông qua sử dụng hình ảnh biểu trưng của người mẹ, với tình thương vô ngã được biểu hiện bằng các chư Phật và Bồ tát. Điều này được đề cao trong những tác phẩm văn học sớm nhất, bao gồm cả Kinh Từ Bi. Trong các Bồ tát nguyện của Phật giáo Đại thừa, Bồ tát được ngợi ca giống như người mẹ đối với tất cả chúng sinh, và chính Đức Phật thường được mô tả bằng thuật ngữ về tình yêu thương của người mẹ.
Nhiều người cho rằng thiên chức làm mẹ là cơ hội lớn nhất đối với phụ nữ để thực hành con đường tu tập tâm linh. Do đó, nếu bản chất của Phật giáo Tây Tạng là vô ngã từ bi đối với người khác, thì tình mẹ và mối quan hệ giữa người mẹ và con cái là một trong những biểu hiện thuần túy nhất của nguyên tắc này. Trí tuệ của tính Không gắn liền với người mẹ và hình mẫu lòng từ bi của người mẹ đi liền theo để tạo nên lòng yêu thương bao trùm hết tất cả chúng sanh. Các vị thần và sứ giả mang tính nữ thiền định đạt tới đỉnh cao nhất của tâm linh, đó Niết Bàn17. Natalie Gummer viết rằng trong Phật giáo Tây Tạng “ý niệm về người mẹ từ bi và giàu tình thương được biểu thị qua đặc tính của các vị Bồ tát tiêu biểu như Bồ tát Prajnaparamita và Bồ tát Tara”.18
Niềm ái lạc của nhiều bà mẹ, có cả những người cha trải nghiệm khi sinh ra một người con và trong quá trình sinh trưởng, đứa bé có thế mang đến một sự khai mở bản thân về khía cạnh tinh thần của nhân tính cũng như một tình yêu tràn ngập và lan tỏa đối với những người bên cạnh mình19. Làm mẹ cũng đòi hỏi người phụ nữ phải thường xuyên đánh giá, đương đầu và suy ngẫm về những quy tắc cá nhân, xã hội hoặc là những giá trị20, những nỗ lực này có thể làm những người mẹ thay đổi quan điểm về cuộc sống, những mục đích của họ, thay đổi cách nhìn nhận về chính bản thân và các mối quan hệ xung quanh họ. Trong cuốn sách mang tên “Buddha Mom” (Người mẹ Phật), Jacqueline Kramer viết rằng người phụ nữ xung quanh cô trưởng thành rất nhanh khi họ trở thành những bà mẹ và đạt được bằng các công việc với việc làm không tư lợi, tình yêu vô điều kiện và sự buông xả21. Như vậy, nhiều người tin rằng, những thuyết giảng của Đức Phật là những hình mẫu sáng cho những người mẹ hiện đại và những người mẹ là mạch nguồn tự nhiên cho sự phát triển tâm hồn.
Tuy nhiên, trong lịch sử, các bà mẹ thường ít khi được nhìn nhận nghiêm túc như một đối tượng được biết đến dù trí tuệ và sự thực hành Phật giáo hữu ích trong việc làm mẹ hàng ngày. Kramer tin rằng, lý do chính là những người mẹ không được truyền đạt đúng cách trong ngôn ngữ, những câu chuyện Phật giáo, sự tu tập là điều mà đạo Phật phát triển và phần lớn được hiểu thông qua một lăng kính tu viện. Bà tin rằng, các trung tâm Phật giáo vẫn hoạt động theo mô hình tu viện, bao gồm một thời gian tĩnh tâm kéo dài và sự đòi hỏi về một môi trường được kiểm soát. Rõ ràng, điều này có thể không dễ dàng đối với những người có em bé hoặc trẻ nhỏ. Trong khi yêu cầu của tu viện là yên tĩnh, duy trì đều đặn, thì cuộc sống gia đình với những đứa trẻ thường ồn ào, lộn xộn và hay thay đổi22.
Meg Adam – Minh Anh
- S. De Silva, The Place of Women in Buddhism (Vị thế của Phụ nữ trong Phật giáo), Nói chuyện với Hội Phật giáo Mindland, Anh, vào Ngày Sanghamitta, 1989.
- Jessica Starling, Family Temples and Religious Learning in Contemporary Japanese Buddhism (Các đền thờ gia tộc và Giáo dục tín ngưỡng trong Phật giáo Nhật Bản hiện nay), Tạp chí Phật giáo Toàn cầu, số 16 (2015), tr.144-156.
- Noriko Kawahashi, Jizoku (Priests Wives) in Soto Zen Buddhism: An Ambiguous Category (Những bà vợ của các Thầy tu) trong Phật giáo Tào Động: Một sự phân loại mơ hồ), Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Nhật Bản số 22 (1995), tr.1-23.
- Natalie Gummer, Women (Phụ nữ), Bách khoa toàn thư về Phật giáo, số 2, Robert Buswell (Chủ biên), NXB. Macmillan, New York, 2004, tr.898-902.
- 5 Karma Lekshe Tsomo, Family, Monastery and Gender Justice: Reinvisioning Buddhist Institutions, Buddhist Women and Social Justice: Ideals, Challenges and Achievements, (Gia đình, Tu viện và Bình đẳng giới: Sự tái định hình các cơ sở Phật giáo, Nữ Phật tử và Bình đẳng giới: Quan điểm, Những thách thức và Thành tựu), Karma Lekshe Tsomo (Chủ biên), Đại học Bang New York, Albany, New York, 2004.
- Alice Katie Terrell, Thai Buddhism and Women with a Christian Response (Phật giáo và Phụ nữ Thái Lan với phản ứng với Cơ đốc giáo), Luận văn Thạc sĩ, Trường sau Đại học và Dòng Thần học Baptit Tự do, 2009.
- Grummer, Women (Phụ nữ), 899.
- Lorna S. Dewaraja, The Position of Women in Buddhism (Vị thế của Phụ nữ trong Phật giáo), NXB. Wheel Publication 280, Kandy, 1994, http://www.accesstoinsight.org/lib/authors/dewaraja/wheel280.html
- Kate R. Blackstone, Standing Outside the Gates: Study of Women’s Ordination in the Pali Vinaya (Đứng ngoài những Cánh cổng: Nghiên cứu về lễ tôn phong của phụ nữ trong Tạng Luật Pali), Luận án Tiến sĩ, Đại học McMaster, 1995.
- C. Romberg, Women in Engaged Buddhism (Phụ nữ dấn thân vào đạo Phật), Tạp chí Phật giáo đương đại 3:2(2002), tr.161-70.
- Grummer, Women (Phụ nữ), 899.
- Blackstone, Standing Outside the Gates (Đứng ngoài những Cánh cổng), 226.
- Tlđd., 227
- Grummer, “Women” (Phụ nữ), 899.
- I. B. Horner, Women under Primitive Buddhism: Laywomen and Almswomen (Phụ nữ trong Phật giáo Nguyên thuỷ: Nữ cư sĩ và Những người phụ nữ sống nhờ vào bố thí), NXB. Motilal Banarsidass, Delhi, 1930.
- Bhikkhu Anālayo, The Revival of the Bhikkhunī Order and the Decline of the Sāsana (Sự phục hồi Giáo đoàn Tỳ kheo ni và Sự suy tàn của Giáp pháp, Tạp chí Đạo đức học Phật giáo số 20 (2013), 111.
- Naomi, S.S. (2014), Dialogue between Tibetan Buddhism and Feminism in Buddhist Women’s Lives (Đối thoại giữa Phật giáo Tây Tạng và nữ quyền trong đời sống của nữ Phật tử), Tham luận trìn bày tại Hội thảo Úc và đạo Phật, Perth, 2014.
- Grummer, Women (Phụ nữ), 899.
- Wendy Le Blanc, Naked Motherhood: Shattering Illusions and Sharing Truths (Chức năng làm Mẹ: Những hình ảnh rung động và chia sẻ những sự thật), NXB. Random House, Sydney, 1999.
- Marie Porter, Transformative Power in Motherwork: A Study of Mothering in the 1950s and 1960s (Sự biên đổi sức mạnh trong việc làm mẹ: Một nghiên cứu về người mẹ trong những năm 1950 và 1960), Đại học Queensland, Brisbane, 2006.
- Jacqueline Kramer, From the Hearth (Từ Trái tim), Nữ Phật tử Mỹ: Sự khuyến khích hòa nhập đạo Phật ở Mỹ, 4 (2014) 1-3. ttp://sakyadhitausa.org/assets/4american-buddhist-women-fall2014.pdf
- Tlđd.