Tánh Không trong Phật Giáo Đại Thừa

A. Mở đầu

Suốt chiều dài phát triển của Phật giáo, từ Nguyên thủy đến Bộ phái và Đại thừa, nhìn về hình thức có rất nhiều điểm khác biệt, tuy nhiên, nội dung giáo lý của từng giai đoạn lại không có gì là sai biệt, đều thuần một vị như lúc Thế Tôn còn tại thế. Nguyên lý cốt lõi trong giáo lý ấy chính là Duyên khởi và từ đây những hệ quả tất yếu như: Vô ngã, Vô thường, Khổ, Không… được Đức Phật tùy cơ giảng nói tùy theo thính chúng. Thời kỳ Phật giáo Đại thừa để phù hợp với tình hình thực tế, nhu cầu của các tín đồ, Tăng đoàn đã phương tiện thuyết pháp, giáo hóa, đồng thời các Luận sư nổi tiếng cũng biên tập nội dung giáo lý theo quan niệm của bộ phái mình. Trong đó, nổi bật hơn cả là Nagarjuna (Long Thọ) với Luận Trung Quán, viết về tánh Không một cách cụ thể, hợp lý hơn so với những thời kỳ trước đó. Như vậy, nội dung cốt lõi về tánh Không không có gì thay đổi, chỉ là một cách hiểu sâu sắc, triệt để hơn đã được trình bày trong Luận Trung Quán. Đây là nội dung đã được nhiều nhà nghiên cứu trình bày, vì tính chất nội dung rất thiết thực làm cho bất kỳ ai tu tập theo đạo Phật đều nhận thấy chân lý rất gần gũi ngay trong cuộc sống này. Hiểu được giáo lý Không của Phật giáo thì chẳng còn gì để vướng mắc hay khổ đau. Người viết chọn nội dung này để trình bày để hệ thống lại kiến thức mà Giáo thọ sư đã truyền đạt, cũng đồng thời bày tỏ cảm xúc hoan hỷ vô cùng khi được học thêm một kiến thức nền tảng đã giúp ích cho chính bản thân người viết rất nhiều trong tu học. Bài viết này, tác giả chỉ trình bày xoay quanh về tánh Không trong thời kỳ Phật giáo Đại thừa, có sự liên hệ với tư tưởng Nguyên thủy thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm của chư vị tiền bối đã dày công tìm hiểu và trước tác.

B. Nội dung

Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung về tánh Không của Phật giáo Đại thừa, người viết trình bày nội dung về sự xuất hiện tư tưởng Không cả về mặt lịch sử cũng như tiến trình phát triển đến lúc hình thành rõ nét nhất và yếu tố căn bản làm nền tảng để có được tư tưởng Không này.

I. Nguồn gốc xuất hiện của “tánh Không”

Trước khi Phật giáo ra đời, Ấn Độ cổ đại có rất nhiều tôn giáo, nội dung giáo lý cốt lõi của các tôn giáo này là chủ trương con người có một cái ngã hằng hữu. Bà la môn giáo chủ trương “Phạm ngã đồng nhất thể”, cho rằng “ngã” (Ātman) là vĩnh hằng, con người đã do Phạm Thiên (Brāhman) sáng tạo, do vậy thân phận con người cũng phải do Phạm Thiên định đoạt, đây chính là ý đồ hình thành giai cấp trong xã hội. Qua chế độ giai cấp này, người Bà la môn muốn khẳng định quyền cai trị đất nước Ấn Độ thuộc hai giai cấp Bà la môn và Sát đế lợi, hai giai cấp còn lại chỉ là nô lệ, phục dịch. Đồng thời, xem các Thánh điển Vệ đà cũng như các luận thư là bản Hiến pháp của đất nước, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.


Phật giáo ra đời đã chủ trương con người không có một cái ngã thường hằng, vạn vật vũ trụ là do duyên sinh. Đức Phật ngồi thiền định dưới cội Bồ đề và chứng được pháp Duyên khởi (Pratīya – Samutpāda), điều này được chứng minh qua đoạn Kinh sau: “Pháp này do ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lí Idapaccāyata Paticcasamuppāda (Y tánh duyên khởi pháp…” . Nội dung giáo lý Duyên khởi này cho rằng các pháp do nhân duyên hợp lại mà thành, không do ai có thể sáng tạo. Pháp này là chân lý của thế gian, Thế Tôn có ra đời hay không thì pháp này vẫn thường trụ bất biến, sự hình thành hay biến hoại của các pháp dù là tâm lý hay vật lý, nhỏ như hạt vi trần lớn như sơn hà đại địa, từ ý niệm thô sơ cho đến các học thuyết cao thâm, tất cả đều dựa vào học thuyết này mà có được. Điều này đã đi ngược lại thuyết sáng tạo của Bà la môn giáo trước đó. Chính lý thuyết Duyên khởi này mới có đủ cơ sở lý luận để phá vỡ chủ trương của Bà la môn, cũng như hệ thống tín ngưỡng cúng bái tế lễ vô ích và cho con người thấy sự bất bình đẳng, bất hợp lý trong xã hội có sự phân chia giai cấp ấy.
Từ nguyên lý này, chúng ta có thể thấy được rằng, các pháp đều là do nhân duyên kết hợp mà thành thì không một pháp nào có thể tồn tại độc lập, mà phải nương tựa vào nhau. Cư sĩ Bàng Long Uẩn thưa hỏi Thiền sư: “Ai chẳng làm bạn với muôn pháp?” – Thiền sư trả lời: “Nếu ông có thể một hớp uống cạn sông Dương Tử thì ta sẽ trả lời cho ông biết”. Câu trả lời mang hàm ý rằng không có bất kỳ một ai hay pháp nào có thể độc lập, tồn tại riêng lẻ mà phải kết hợp với các pháp khác. Ngay cả khi khoa học tiên tiến cũng chứng minh được rằng vật chất nhỏ nhất như các nguyên tử, ion, các hạt vi trần… cũng có sự kết hợp: phân tử nước (H­2O) do nguyên tử Hidro kết hợp với nguyên tử Oxy mà thành… Tất cả các vật chất khác cũng như vậy. Kể cả con người cũng phải nhờ đến tinh cha huyết mẹ mà được sinh ra. Rõ ràng qua nguyên lý này thì các pháp là vô ngã, trong đó có cả con người, nhưng con người lại chấp “cái này là tôi, là của tôi”, không thừa nhận sự vô thường và do đó đau khổ sinh ra.

Qua nội dung cơ bản về lý Duyên khởi thì rõ ràng vạn vật có mặt trên thế gian này đều do nhiều yếu tố hợp lại thành, sự có mặt ấy chỉ rõ sự duyên sinh nhưng không tồn tại được lâu dài. Khi các duyên tan rã thì sự vật hiện tượng cũng không còn tồn tại nữa. Đây chính là Không của Phật giáo. Đến đây có thể khẳng định được rằng, tư tưởng Không của đạo Phật lấy Duyên khởi làm luận cứ để triển khai về sự thật của tất cả các pháp trên thế gian này.
II. Quan điểm về tánh Không trong Phật giáo Nguyên thủy

Khái niệm Không có nguồn gốc từ tiếng Pāli là Suñña (không) hay Suññatā (không tánh). Khái niệm này được mô tả với nghĩa: chỉ cho sự từ bỏ tất cả của một hành giả xuất gia theo đạo Phật: từ bỏ gia đình, sống không gia đình, không có vướng mắc về vật chất, gia tài, của cải…; ngoài ra, Không mang ý nghĩa chỉ cho các pháp vốn vô thường, giả hợp, như những bọt nước trôi trên sông. Quy luật vô thường không loại trừ bất kỳ ai, ai còn thân Ngũ uẩn thì sẽ chịu sự chi phối của biến hoại, thay đổi. Nếu đứng từ mặt hiện tượng của các pháp mà quan sát, sự xuất hiện của bất kỳ một pháp nào đó chúng ta gọi là pháp ấy sinh ra; khi pháp ấy tan rã, không còn có hình tướng gọi là diệt. Khái niệm sinh và diệt này là sự căn cứ vào thời gian để nói rằng các pháp có sinh và diệt. Khi tách rời thời gian và không gian ra khỏi sự vật hiện tượng, hoặc kéo dài ra đến vô tận, vô cùng thì khái niệm sinh diệt sẽ chẳng còn nữa mà cứ liên tục xoay vần, biến đổi không ngừng. Ví dụ như ngày và đêm thì cái nào có trước? Tâm hay vật chất cái nào có trước? Trứng hay con gà cái nào có trước?.

Ngoài hai ý nghĩa trên, thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cũng giải thích Không theo lý Duyên khởi. Sự sinh diệt theo ý nghĩa này mở rộng ra yếu tố vô thường không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian mà trong từng khoảnh khắc, sát na nhỏ nhất. Sinh diệt trong từng sát na nên các pháp không có tướng nhất định, trường tồn, như vậy là đồng nghĩa với Không.

III. Tánh Không trong hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa

1. Nguồn gốc tư tưởng Không:

Hệ tư tưởng của Phật giáo Đại thừa đặc trưng là tư tưởng của Long Thọ trong Trung Quán Luận. Hệ tư tưởng ấy chính là “tánh Không” (Sūnyatā). Lịch sử phát triển Phật giáo trải qua ba thời kỳ: Phật giáo Nguyên thủy, Bộ phái và Đại thừa. Tuy nhiên, trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái tư tưởng Hữu xuất hiện như: “Ngã pháp hằng hữu” (Độc Tử Bộ), “Quá khứ vị lai vô, hiện tại vô vi hữu” (Hóa Địa Bộ), hay “Ngã vô pháp hữu” (Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ)… Trong đó chủ trương của phái Nhất Thiết Hữu Bộ nổi bật hơn cả. Các Luận sư Hữu Bộ giải thích: “Ngã không” tức là cái ngã không thật có, phủ nhận cái ngã, cho rằng không tồn tại. “Pháp hữu” chỉ cho bản thể các pháp đều thật có, không phải là giả. Quan điểm này, Hữu Bộ cho rằng có hai loại: thứ nhất “Tam thế này thật hữu”, ở đây họ chủ trương ba đời có thật chứ không phải chỉ có hiện tại như Hóa Địa Bộ chủ trương: “Quá khứ vị lai vô, hiện tại hữu”. Thứ hai, Hữu Bộ quan niệm “Pháp thể hằng tồn”, bản chất của các pháp là thật có, không phải là giả có. Bản chất của các sự vật ở đây không phải tứ đại: đất, nước, gió, lửa mà là những yếu tố tạo ra tứ đại hay bản chất của tứ đại là thật có. Những yếu tố được các nhà Hữu Bộ gọi là cực vi, những đơn vị cực nhỏ, không có đơn vị nào nhỏ hơn, không do tứ đại tạo thành. Cực vi là bản thể của các pháp, bản thể là cái có thật, hiện tượng là giả có. Nói cách khác tứ đại là có thật, những gì do tứ đại tạo thành là giả có. Các Luận sư Hữu Bộ đã sử dụng lý thuyết này để giải thích tâm lý, do đó đã hình thành lý thuyết 6 nhân 4 duyên để lý giải sự hình thành vạn hữu.

Như đã nói, giáo lý Duyên khởi là nội dung chủ đạo, cốt lõi của Phật giáo, nhưng phái Nhất Thiết Hữu Bộ đã đưa ra một chủ trương khác nằm ngoài Duyên khởi để giải thích nguồn gốc vạn hữu. Điều này đã đi ngược lại so với lời dạy của Đức Phật. Chủ trương bản chất sự vật là có đã đi rất xa với những gì Đức Phật đã nói. Vì vậy, Phật giáo Đại thừa ra đời nhằm lấy lại quỹ đạo của người học Phật, đồng thời mở rộng vấn đề một cách triệt để, sâu sắc hơn thời kỳ Nguyên thủy, bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và tư tưởng của Phật giáo Bộ phái là nhân tố dẫn đến sự ra đời tư tưởng Không của Phật giáo Đại thừa.

(Còn tiếp)

Nhuận Bảo
Ni sinh khóa XI, HVPGVN tại TP.HCM (ĐSHĐ-056)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!