Về khoa Ứng Phú Đạo Tràng trong hoạt động hành đạo tại Bình Dương

Vùng đất Sông Bé trước đây, khi Phật giáo và các đoàn di dân đặt chân vào được gọi là vùng đất mới, vì trong ý nghĩa nhất định, đây là vùng đất mới cả về con người, tư tưởng cũng như chính thể chính trị. Về chính trị, triều đình nhà Nguyễn chính thức chấp quản vùng đất này. Về con người, đây là thời điểm đầu tiên vùng đất này tiếp nhận và dung hợp cho cuộc sống cộng cư, cận cư của nhiều tộc người khác nhau (người Việt, Hoa,…). Về tư tưởng, các tư tưởng, tôn giáo, ý thức hệ khác nhau theo đoàn di dân vào tập trung tại vùng đất này đã hình thành nên một phức hợp tư tưởng. Song, điều kỳ diệu đã xảy ra trên vùng đất này, lẽ ra sẽ có những cuộc chạm mặt lớn diễn ra giữa các sự khác biệt ấy (chủng tộc, ý thức hệ, tôn giáo…) nhưng lịch sử đã chứng kiến một thực tế hoàn toàn khác. Không những không có sự xung đột nghiêm trọng nào, ngược lại mọi thứ đã diễn ra trong ôn hòa, thay vì chống phá, triệt hạ, thì họ lại học hỏi lẫn nhau, che chở cho nhau, cộng gọp nhau để trở thành một cộng đồng mới, cộng đồng của những người cùng cảnh ngộ, để đối diện với những thách thức của cuộc sống thực tại.

“Theo sự mở rộng vùng đất của chúa Nguyễn, trong đoàn di dân này có cả những nhà Sư người Việt và người Hoa1…” trong chuyến du nhập đó, các nhà Sư đã xây dựng một số tự am tại vùng đất Bình Dương, cụ thể là chùa núi Châu Thới, chùa Hội Khánh và chùa Long Hưng2 vào khoảng thế kỷ XVII và XVIII. “Nam bộ là vùng hoang vu, nhiều thú dữ, thiên tai, hạn hán, lụt lội ở vùng nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt vùng đồng bằng Sông Cửu Long, với hệ thống kinh rạch chằn chịt, nhiều cá sấu, lắm rắn rít, và ngay cả những con vật nhỏ như muỗi, đĩa cũng gây nhiều phiền hà, khó khăn không ít cho cuộc sống”. Lại nữa, “Nam bộ lại là vùng đất cò bay thẳng cánh, bát ngát ruộng đồng màu mỡ, phì nhiêu, phong cảnh vừa thơ mộng lại vừa mang vẻ kỳ bí, hấp dẫn, lôi cuốn tâm hồn con người muốn khai phá, tìm tòi, “mời gọi” cư dân đến sinh sống3”.

Nơi đất khách quê người, khi chưa thỏa được cơn khát vọng tìm vùng đất mới cho cuộc mưu sinh, các di dân phải đối diện với không ít những khó khăn. Tại quê hương, họ không chịu nổi sự hà khắc của các thế lực cầm quyền đương thời. Các cuộc chiến tranh giành quyền thế đã đẩy đất nước (Đàng Ngoài) đắm chìm trong hận thù và chinh chiến, người dân lao động trở thành công cụ sản xuất của cải vật chất và cả sức lực cho các cuộc chiến tranh ấy, người dân phải luôn sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất. Tại vùng đất mới, với những ưu đãi về thiên nhiên, người người đều có thể tùy vào sức lực của mình để mưu sinh, bấy giờ những cảm giác về quê hương, về nơi chôn nhau cắt rốn, về tình làng nghĩa xóm bao năm gắn bó, sẻ chia… những người thân thương ly biệt trong cuộc lưu vong, những người vừa nằm xuống trên mảnh đất xa lạ này… và bản thân họ sẽ ra sao khi ngày mai bắt đầu!. Sự bao la của vùng đất mới cho họ được mặc sức vẫy vùng, song lại làm cho họ cảm thấy mình càng nhỏ bé. Sự trù phú và đa dạng của thiên nhiên cho họ cuộc sống no đủ, song cũng là một thách thức không nhỏ. Do vậy, những hoạt động thiết thực để tưởng niệm người đã mất, an ủi và động viên người còn sống, trở thành linh dược cho người dân trong bối cảnh đương thời.

Tại Bình Dương, yếu tố này đã được thể hiện thông qua các sinh hoạt ứng phú đạo tràng của Phật giáo trong quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo này. Hẳn nhiên, như đã đề cập trên, đây không phải là sinh hoạt duy nhất của Phật giáo hoạt động hiệu quả, song đối với phạm vi tỉnh Bình Dương và Nam bộ từ khi Phật giáo du nhập vào cho đến hiện tại thì sự đóng góp của yếu tố này là không thể phủ nhận được.

““Ứng” nghĩa là mời, thỉnh, “phú” nghĩa là đi đến, ứng phú nghĩa là quý sư được gia chủ mời về tư gia để cử hành nghi thức tôn giáo theo nhu cầu của gia chủ4”. Ứng Phú đạo tràng là một trong những hạng mục đã được quan tâm rất lớn và đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển của Phật giáo tại Bình Dương. Khi những di dân vào khai khẩn vùng đất Thủ Dầu Một, đây vẫn còn là vùng đất được ít người biết đến, dấu chân người vẫn còn rất thưa thớt, thay vào đó là rừng rậm và thú dữ. Niềm vui khi đến vùng đất mới, nỗi buồn xa quê, âu lo cho cuộc sống thực tại… những tâm trạng như thế quyện vào nhau làm thành một áp lực tâm lý không nhỏ, cần phải có liệu pháp thích hợp để hóa giải. Đây là một trong những khâu trọng yếu cần kịp thời giải quyết, để làm yên lòng dân và giữ vững an ninh xã hội. Phật giáo tại Bình Dương đương thời đã làm được công việc hết sức quan trọng này, cụ thể ở đây muốn đề cập chính là các sinh hoạt về ứng phú. Vì trong bối cảnh hiện tại chỉ có các sinh hoạt này là thiết thực để đến với người dân. Ứng phú do vậy trở thành phương tiện hành đạo, giáo dục, truyền đạo qua sự khế lý khế cơ và thiện xảo của chư tổ.

Với sứ mệnh của Như Lai sứ giả, chư Tổ cố gắng trong khả năng để đưa Phật giáo đến với người dân, trước hết là xoa dịu nỗi đau thực tế, thứ nữa là hoằng dương chánh pháp. Ứng phú ban đầu là đáp ứng các nhu cầu về tâm linh cho người dân. Khi trong gia đình có người ốm đau, một thời kinh cầu an với tinh thần mong nguyện cho người đang bệnh được hết bệnh và mọi thành viên khác trong gia đình được bình an là việc làm hết sức có ý nghĩa. Cũng vậy, cầu siêu độ cho người quá cố để cho thần thức của họ được nhẹ nhàng nơi thế giới mới, phù hộ hay chí ít là không quấy phá con cháu, vì ‘âm có siêu’ thì ‘dương mới thới (thái)’ được. Khởi đầu vì sư sải còn ít, người hiểu đạo chưa nhiều, nên các lễ cúng cầu an cầu siêu còn khá đơn giản. Về sau, các loại kinh được tụng trong các trường hợp khác nhau được quy định chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, cúng cầu an thì tụng một cuốn Tam Bảo (Di Đà, Hồng Danh, Vu Lan), (Bát Dương, Kim Cang, Phổ Môn) hay tụng kinh sắp. Về cầu siêu thì đa dạng hơn, trong một lễ phổ thông thì tụng đủ ba sắp kinh. Thông thường một lễ cầu siêu thì phải thêm một sắp kinh cầu an cho gia chủ. Trên một bậc nữa là tụng kinh phẩm5, nghĩa là tụng 52 cuốn6, sau mỗi lần tụng một bộ Tam Bảo (như Di Đà, Hồng Danh, Kim Cang) thì vị sám chủ bẻ một nấc nhang để tính. Cao hơn nữa là lập khoa (không có dàn đất mà chỉ có khoa đất) sau đó khai kinh. Cao nhất là lập đàn tràng chẩn tế cô hồn.

Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khoa “Ứng phú đạo tràng” ở Thủ Dầu Một có tiếng trong các vùng miền Đông và miền Tây Nam bộ. Sơ lược có thể nhắc đến các Hòa thượng trưởng lão như: Hòa thượng Từ Chất, Từ Lương, Bửu Thạnh, Quảng Lý, Quảng Hòa, Thới Liên, Thới Thiền, Thới Viên, Thới Đạt, Thới Thạnh (7 vị này là đệ tử của Hòa thượng Từ Tâm) Ấn Thành, Ấn Nhâm… Mỹ Định, Thiện Khoa, Bửu Thanh. Sau này có quý Hòa Thượng Mỹ Phước (Long Sơn), Mỹ Tánh, Đại đức Huệ Phát (Thanh Sơn)7” và các ban nhạc lễ Phật giáo như: Sáu Thiệt, Bảy Ngọt, Huệ Viên (tự Hai Kiểm), Ba Tăng, Bảy Đốc, Trí Nhưng (Tư Mậu), Tư Kình, Ba Cao, Năm Rõ, Tư Bộ, Tư Khía, Nhuận Tâm (Thủ Tự…) sau nầy có Năm Rõ8 . Các sinh hoạt của tu sĩ Phật giáo nói chung và ứng phú đạo tràng nói riêng đều vì mục đích lợi tha, dần dần do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các sinh hoạt trên bị sử dụng lệch so với mục đích ban đầu, dẫn đến một số ảnh hưởng không tốt đến Phật giáo nói chung và khoa ứng phú nói riêng, “ban đầu nghi lễ cúng kiến chỉ là phương tiện đối với chư Tăng, sau nó trở thành việc thiết yếu đối với các tự viện9”. Ở Bình Dương, các thầy trong ban kinh sư cũng sử dụng thuần thục các pháp khí và nhạc khí trong đàn tràng. Vị tu sĩ đảm nhiệm hết tất cả các công việc trong một lễ cúng. Cư sĩ Phật tử ờ Bình Dương không tham gia thực hiện trong các lễ cúng, trừ vai trò nhạc công. Việc này được chế lập từ buổi ban đầu, khi số lượng Tăng sĩ còn rất ít.

Sự nổi bật của khoa ứng phú tại Thủ Dầu Một lúc bấy giờ là sự phản ánh khá thực tiễn về môi trường xã hội và tính thiết thực của hoạt động tôn giáo này. Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, chiến tranh đang chia đôi đất nước, người dân còn thưa thớt, tu sĩ còn quá ít, việc tổ chức một buổi lễ với quá nhiều nghi tiết là việc hết sức khó khăn. Điều đáng suy nghĩ là tại đây, vùng đất Thủ Dầu Một, đã hình thành nên một trong những chiếc nôi của ứng phú Nam bộ, đầy đủ các khoa, điểm nhấn chính là sự hình thành và nổi danh của khoa đất.

Về đại thể, trong một lễ cúng lớn và đầy đủ, gồm có hai khoa, khoa dàn và khoa đất.
Khoa dàn, là khoa chuyên về phần cúng chẩn tế, trong khoa này ban nghi lễ gồm một thầy cả (sám chủ) và sáu vị kinh sư cùng với ban nhạc lễ. Điểm nhấn của khoa này là quy y cho hương linh, và phát chẩn đồ ăn và vật dụng cho hương linh. Khoa này được du nhập vào Việt Nam cùng với Phật giáo. Do đất nước bị chiến tranh tàn phá, hành trạng của chư tổ lại không được lưu lại rõ ràng, nên thời gian du nhập chính xác của lễ này cũng chưa được rõ ràng. Về nguồn gốc và sự phát triển của khoa này được ghi nhận như sau:

Lễ cúng chẩn tế có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng tên gọi “chẩn tế” chỉ dùng ở Việt Nam, cụ thể là ở Đàng Trong khi lễ cúng này được truyền vào. Tại Trung Quốc, lễ cúng này có tên gọi là “Phóng Diệm Khẩu” hay “Du Già Diệm Khẩu” hay “Mông Sơn Thí Thực”.

Theo các nguồn tư liệu, sự ra đời của lễ cúng này gắn liền với câu chuyện của người đệ tử thị giả của Phật tên là A Nan, và được các kinh như: “Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà La Ni Chú”, “Thí Ngạ Quỷ ẩm Thực Cập Thủy Pháp”, “Du Già Tập Yếu Cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Quỷ Nghi Kinh” và “Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Nghi” ghi lại như sau: Một hôm nọ, ngài A Nan đang nhập thiền định thì ngạ quỷ Diệm Khẩu10 xuất hiện và nói với ngài A Nan rằng, trong ba ngày nữa ngài A Nan sẽ chết, nếu muốn vượt qua khổ nạn này thì nên bố thí 49 hộc11 đựng thức ăn và nước uống để bố thí cho các loài ngạ quỷ đang đói khổ. Mỗi hộc thức ăn lớn như nước Ma – kiệt – đà12 (có thuyết kể rằng ngạ quỷ Diệm Khẩu đòi phải cúng thức ăn, nước uống nhiều bằng số cát sông Hằng). A Nan đem việc này trình lên đức Phật và cầu xin Ngài chỉ cách thực hiện. Nhân sự kiện đó, Đức Phật đã thuyết kinh Diệm Khẩu và phương pháp bố thí thức ăn uống (thí thực) cho cô hồn. Phương pháp thí thực lúc bấy giờ gồm hai bài thần chú là “biến thực chân ngôn”, nương theo oai lực thần chú này và công phu tu tập quán tưởng của người hành trì sẽ biến ra vô số thức ăn để thí cho vong hồn; “biến thủy chơn ngôn”, nương theo oai lực thần chú này và công phu tu tập quán tưởng của người hành trì sẽ biến ra nước mát, nước được búng vào không trung sẽ biến thành cam lồ, làm cho tất cả vong hồn được mát mẻ và an lạc.

Theo quan điểm Phật giáo, người đã chết tồn tại dưới dạng phi vật chất (thần thức), cách ăn uống của họ dựa vào tưởng tượng. Do vậy, họ có thể nhận được các vật phẩm dâng cúng bằng cách quán tưởng ra những thứ muốn cho. Tuy nhiên, trong lễ cúng chẩn tế, các vật phẩm cúng phải nhiều và nhiều loại, vì như thế sẽ tạo cảm giác vui cho người cúng và người đến tham gia. Thầy sám chủ cũng cảm thấy thoải mái và quán tưởng sẽ thuận tiện hơn nhờ vào các vật phẩm đang dâng cúng.

Từ sau sự kiện trên, trong Phật giáo bắt đầu xuất hiện việc cúng các vật phẩm cho cô hồn. Về sau, khi Phật giáo truyền vào các nước khác, việc cúng này rất được mọi người tán đồng, tiếp thu và phát triển thành một lễ cúng có nhiều bước khác nhau, mà ngày nay chúng ta gọi là lễ cúng chẩn tế. Vậy, thời gian xuất hiện của lễ cúng này là khoảng thế kỷ VI TCN, tại Ấn Độ, người khởi xướng ra lễ này là Phật Thích Ca Mâu Ni, phương pháp cúng đầu tiên là Kinh Diệm Khẩu. Bên cạnh đó, liên quan đến cúng cô hồn, Phật giáo Ấn Độ còn một điển tích trong Phật giáo khác có liên quan là việc Ngài Mục Kiền Liên – một trong những đệ tử lớn của Phật, mời cầu Phật và Tăng chúng cứu mẹ là bà Thanh Đề thoát khỏi sự khổ ở địa ngục.

ĐĐ.ThS. Thích Hạnh Đức
Diễn đọc: Sc Nhuận Anh 


  1. Thích Huệ Thông, 2000.Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, NXB Mũi Cà Mau, tr.19
  2. Thích Huệ Thông, 2000, Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, NXB Mũi Cà Mau, tr.20.
  3. Trần Hồng Liên, 2000 Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ, từ thế kỷ XVII đến năm 1975. Tái bản lần I. NXB Khoa học xã hội, tr.11-12.
  4. Thích Huệ Thông, 2000, Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, NXB Mũi Cà Mau, tr.225.
  5. Theo Thượng tọa Thích Huệ Thông, lúc bấy giờ không tụng toàn bộ kinh Địa Tạng như hiện nay. (Phan Đình Đức phỏng vấn sâu Thượng tọa Thích Huệ Thông tại tổ đình Hội Khánh ngày 19/9/2010)
  6. Cũng theo Thượng tọa Thích Huệ Thông, đúng ra chỉ tụng 49 cuốn, nhưng không hiểu tại sao chư Tổ lại đặt ra đến 52! Theo người viết, thông thường trong một lễ cầu siêu thì phải thêm một thời cầu an cho gia chủ. Nên 49 cuốn là cho cầu siêu và thêm một sắp (3 cuốn) là cho cầu an vậy. Trong khi đó, tại khu vực Bến Cát thì chỉ tụng 48 cuốn. Nếu đàn ông thì tụng kinh Di Đà, đàn bà thì tụng kinh Vu Lan.
  7. Thích Huệ Thông, 2000, Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, NXB Mũi Cà Mau, tr.222.
  8. Thích Huệ Thông, 2000, Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, NXB Mũi Cà Mau, tr.222.
  9. Thích Huệ Thông, 2000, Sơ thảo Phật giáo Bình Dương, NXB Mũi Cà Mau, tr.223.
  10. Quỷ này thân hình đáng sợ, trong miệng lửa cháy phừng phực, cổ nhỏ như cây kim… quỷ này là do Bồ tát Quán Thế Âm hiện ra để nhắc nhỡ A Nan, đồng thời thông qua A Nan để thỉnh Phật chỉ dạy phương pháp cúng thí cho cô hồn quỷ đói.
  11. Một dụng cụ đựng thức ăn.
  12. Là một tiểu quốc lớn ở Ấn Độ lúc bấy giờ.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Khóa Tu Trở Về Nhà - Hướng về Vesak 2025 Thiêng Liêng - Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam 21-23/03/2025
12:53
Video thumbnail
Lễ Tưởng Niệm Thánh Tổ Ni và chư Tôn Đức Ni tiền bối hữu công - Ni giới tỉnh Khánh Hòa kính tri ân
14:08
Video thumbnail
"Thấu Hiểu & Yêu Thương Qua Những Câu Chuyện Jātaka - Phóng Sự Đặc Biệt - Đặc San Hoa Đàm"
05:04
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:38
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!