Tham sân si là lửa

Kinh Lửa cháy1, đức Phật dạy khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần tất cả đều bị bốc cháy. Bốc cháy bởi lửa tham, lửa sân, lửa si; ba loại lửa này ví như củi và cỏ khô, có thể cháy bất cứ lúc nào, do vậy tham ái sanh ra. Khi dục sanh khởi, nắm giữ quyết không buông thì vòng luân hồi cứ thế tiếp nối luân chuyển vô cùng vô tận. Chúng giam cầm ta trong dục giới, sắc giới và vô sắc giới, ba cảnh giới bị chi phối bởi quy luật sanh tử gọi chung là ngôi nhà lửa “Lửa tham ghê lắm ai ơi, hận sân cũng vậy đốt người đốt ta, lưới nào bằng lưới si mê, sông nào sánh được ái hà sông sâu2.”

1. Khái niệm ‘lửa’

Lửa dưới góc độ vật lý: Người Hy Lạp cổ, cho rằng: “Trong khi ba nguyên tố đất, nước và khí được cấu tạo bởi vô số nguyên tử, thì lửa là một phần của các phản ứng hóa học bao gồm sự có mặt tích cực của ba nguyên tố trên, dẫn đến sự cháy3.” Lửa dưới góc độ tâm lý: Cơ thể người được hình thành bởi bốn đại: đất, nước, lửa, gió. Do vậy, trong cơ thể người vốn đã có sẵn lửa, dòng máu chảy trong người được xem là lửa. Qua những thiết bị hiện đại, có thể đo được cơ thể người chứa tới 65% là nước ở dạng nóng ấm, nên cơ thể con người luôn tỏa ra hơi nóng.

2. Ẩn dụ về ‘lửa trong bài Kinh Lửa’ (Ādittapariyāya Sutta)

Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp “Lửa cháy” cho ba anh em Uruvela Kassapa, Nadì kassapa, Gayà Kassapamà và đệ tử của họ theo phái thờ thần lửa. Thế Tôn dùng biểu tượng lửa để ẩn dụ về bản chất vô thường, vô ngã của ngũ uẩn. Năm thứ cấu hợp ấy thường xuyên bị bốc cháy, sự bốc cháy tượng trưng cho nguyên nhân sâu xa của mọi khổ đau với mục đích làm cho họ biết về nguyên nhân của khổ và sự diệt khổ ngay trong chính con người của họ, cháy bởi những ngọn lửa tham, ngọn lửa sân, ngọn lửa si, ngọn lửa của sự sanh, già, bệnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não,… đang đốt cháy họ từng giây, từng phút4.

“Này các Tỳ kheo, tất cả đều bốc cháy. Những gì đang bốc cháy? Mắt, các hình sắc, nhãn thức, nhãn xúc, các cảm thọ do duyên từ nhãn xúc, đang bị bốc cháy… Tâm (ý), các pháp, tâm (ý) thức, tâm xúc, các cảm thọ do duyên từ tâm xúc, đang bị bốc cháy5.” Khi nhìn thấy những đám lửa đang cháy, cháy với lửa ngọn, hừng cháy, rực cháy, không chấp thủ tướng riêng, không chấp thủ tướng chung, đối với các sắc do mắt nhận thức, do tai nhận thức, do mũi nhận thức, do lưỡi nhận thức, do thân nhận thức, do ý nhận thức, hãy tác ý tất cả đều là vô thường6. Vị Tỳ kheo trí tuệ sẽ nhàm chán đối với những ngọn lửa của sự tuyệt vọng, lửa đau buồn, lửa si mê, lửa sân hận, lửa tham dục, lửa sinh, lửa già, lửa chết, lửa đau đớn, lửa sầu não khổ sở… Từ mắt thấy hình sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, tâm xúc cảnh, thì sẽ buông bỏ. Giống như ngọn lửa đang cháy, nhưng không được tiếp thêm nhiên liệu sẽ từ từ cháy nhỏ dần cho đến tắt hẳn. Khi đám cháy không được tiếp thêm nhiên liệu hiển nhiên lửa sẽ tắt. Lúc bấy giờ, tâm của vị ấy được xem như đã làm muội lược những ngọn lửa kiết sử, phiền não ở ngay chính nơi thân và tâm. Tâm vị ấy đạt được sự an lạc, giải thoát.

Sự khát khao dục trần là không bao giờ cùng, nó đòi hỏi nhanh như lửa cháy nên Phật ví dụ là năm đám cháy dữ dội. Như mắt, nó nhìn không bao giờ biết no chán, như biển cả gom trăm sông vẫn mãi không bao giờ đầy. Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. “Có ba pháp khởi lên trong nội tâm của con người mà làm cho con người luôn bất lợi, khổ não và bất an đó là tham pháp, sân pháp, si pháp7.”

Tham, sân, si là nhân duyên khiến cho các nghiệp sanh khởi từ đó đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Nó là nguồn gốc của sự lưu chuyển trong vòng sống chết và gây ra không biết bao nhiêu khổ lụy cho chúng sanh. “Tham là nhân duyên khiến các nghiệp khởi lên… chính do nghiệp từ si sanh, địa ngục được nêu rõ, các loài bàng sanh được nêu rõ, các loài ngạ quỷ được nêu rõ, và các loài khác đang ở trong ác thú8.”

Nguyên nhân nào dẫn đến khổ đau? Đó là do những khát ái nơi thân và những si mê trong tham dục. Đức Phật ví tham dục ngọt ít đắng nhiều nên nhiệt não khổ đau, như đầu rắn độc nếu người bắt rắn không khéo thiện xảo sẽ bị rắn cắn vào tay, vào thân dẫn đến khổ đau. Càng tìm về căn nguyên của các phiền não này, sẽ thấy chúng có nguồn gốc từ những ham muốn bản năng. Những dục vọng như thế có bản chất chấp nê đối với sự sống. Tham, sân, si là thuộc về căn bản bất thiện.

Ngược lại với căn bản bất thiện tham, sân, si, là căn bản thiện không tham, không sân, không si. Không bị lòng tham, sân, si chinh phục tâm được tự chủ. Như vậy rất nhiều thiện pháp được sinh ra duyên khởi, tập khởi từ không tham, không sân, không si được sinh ra cắt đứt gốc rễ phiền não. Ngay đây hành giả có cuộc sống an lạc không nhiệt não đạt đến chỗ cứu cánh trong giáo pháp Như Lai.

Cuộc sống con người như một dòng chảy liên tục của tất cả sự kiện vật chất, tinh thần. Chúng biến chuyển không ngừng và được nuôi dưỡng, trưởng thành từ vô thường, khổ đau và vô ngã. Ngoài dòng chảy đó ra không có một cái gì là ‘ta’ và ‘của ta’; không có cái gì là linh hồn hay Thượng đế tồn tại, sẽ không có một đấng toàn năng nào có quyền ban phước, giáng họa ngoài chính ta làm chủ vận mệnh của ta.

3. Ẩn dụ về ngôi nhà lửa trong Kinh Pháp Hoa

Trong Kinh Pháp Hoa, mỗi phẩm hầu như đều đề cập đến một câu chuyện, một thí dụ để làm rõ Tích môn, Bản môn và Hạnh môn kinh. Tuy nhiên, Pháp Hoa nổi tiếng với 7 thí dụ, gọi là “Pháp Hoa thất dụ.” Trong mục này, người viết xin chỉ nêu thí dụ về ‘Ngôi nhà lửa trong Kinh Pháp Hoa’, thí dụ này có tầm ảnh hưởng lớn đối với đời sống tu tập của một hành giả Phật giáo.

Câu chuyện dụ về một ngôi nhà lớn đang cháy. Chủ nhà là một trưởng giả, trở vào cứu thoát những người con của mình. Trong thí dụ này, ta có thể hiểu rằng: Ông nhà giàu là Phật, những đứa con là chúng sanh; lửa cháy, sự mục nát, rắn rít,… chỉ cảnh khổ của chúng sanh là lòng tham, sân, si; ba xe chỉ cho Ba thừa hay ba bậc tu hành: Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát. Còn cỗ xe lớn chính là Nhất thừa hay Phật thừa.

Thế Tôn đã diễn tả chân lý qua hiện thực cuộc đời nhắm vô sinh hoạt con người mà đưa ra thí dụ nhà lửa. Ngôi “nhà lửa” là ngôi nhà tâm thức mà chúng ta đang trú ngụ, nó đang cháy nếu không nhanh chóng đi ra khỏi căn nhà đó thì sẽ bị thiêu đốt. Nhưng con người vì sự vô minh nên không thấy sự nguy hiểm đang vây bủa xung quanh mình. Bằng những ngôn ngữ chứa đựng lòng thương yêu tuyệt đối Đức Phật chỉ cho chúng sinh thấy rõ về ngôi nhà lửa “tam giới” để cho mỗi chúng sinh tự thấy rõ rằng những vọng niệm điên đảo, chính những sự sai lầm chấp mắc của mình.

Ngang qua ẩn dụ về ngôi nhà lửa trong Kinh Pháp Hoa cho thấy Đức Phật đã dùng nhiều phương tiện giảng dạy cho chúng ta rõ trong tam giới ngập tràn những ngọn lửa tham lam, sân hận và si mê. Do vô minh che lấp tâm tánh không thấy ngọc trong chéo áo, ví như người uống nước không cảm nhận sự thanh mát của nước. Đó là mục đích mà Đức Phật thị hiện sanh thân trong thế giới loài người của chúng ta.

4. Phương pháp tu tập

Cách tu tập cắt lửa tham ái. Tức là hành giả chọn một đề mục thiền biểu hiện tướng bất tịnh của pháp; Đức Phật dạy: “Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa sanh không sanh khởi và dục tham đã sanh được đoạn tận9.” Hành giả áp dụng đề mục ấy vào việc tu tập; phòng hộ các căn; tiết độ trong ẩm thực; được sự hỗ trợ của bạn lành (bậc thiện tri thức) trong nỗ lực tu tập; nói những điều thích hợp đưa đến sự thành tựu mục đích đã định.

Cách tu tập đối trị lửa sân hận. Phàm người chữa lửa thì chữa ngay chỗ đang bị cháy. Cũng như người muốn trừ sân hay dập tắt sân, thì trước hết phải dập tắt nơi phát sanh của nó. Muốn dứt sân thì phải dứt ngay sự chấp thủ trong thân ta như người chữa lửa chữa ngay tận gốc chỗ lửa cháy không để nó cháy lan. Hành giả chọn đề mục thiền từ ái; Đức Phật dạy: “Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận” và áp dụng đề mục ấy vào việc phát triển bậc thiền; suy xét về nghiệp như tài sản riêng của mình; thường xuyên như lý tác ý; thân cận bạn lành; nói những điều thích hợp trợ giúp cho việc phát triển từ tâm và loại bỏ sân hận.
Cách tu tập dập tắt lửa si mê. Si mê tương ưng với mỗi tâm bất thiện và nó trợ duyên cho thập ác nghiệp do thân, khẩu, ý tạo tác. Chỉ khi nào có chánh niệm về những sự thật do sáu căn phát sinh, người ta tu tập trí tuệ mới có thể đoạn trừ si mê.

5. Kết luận

Lửa thế gian cho đến lửa có trong thân thể con người như hơi ấm cơ thể, khi thức kết hợp với hơi ấm cơ thể thì sự sống của con người có và ngược lại. Hay những căn bản phiền não còn gọi là tam độc nó đốt cháy tâm trí con người với sự tham lam, sân hận và si mê. Do chấp thủ, tham ái và vô minh khiến con người quay cuồng trong dục vọng, nhận giả làm chân dẫn đến hành động bất thiện, khiến con người trôi lăn luân hồi. Vì vậy, trong hai tạng kinh Nguyên thủy và Đại thừa Đức Phật dùng vô số phương tiện giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau bằng hình ảnh ẩn dụ gần gũi, dễ hiểu để dẫn dụ chúng sanh vào với thực tại thấy rõ được khổ và nguyên nhân của khổ, khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần tất cả đều bị bốc cháy bởi ngọn lửa của sự tham lam, sân hận và si mê mà con người là chủ nhân tạo nên các bất thiện nghiệp đó. Nhưng cũng chính con người có thể làm cho thân tâm trở nên thanh tịnh do siêng năng tinh cần tu thiện pháp, luôn tỉnh giác trong mọi hoàn cảnh, cho dù ở trong ngôi nhà lửa tam giới cũ mục, lúc nhận chân ra sự thật đau khổ vẫn có thể thoát ra khỏi sự mê mờ. khi đạt được sự định tĩnh tuyệt đối thì con người cũng sẽ trở nên kỳ tích.
Vì vậy, nếu muốn hết khổ cần phải xa lìa tâm tham muốn, chính cái tâm tham muốn này dẫn đến biết bao khổ lụy cho con người. Với chí nguyện và lý tưởng cao đẹp của người xuất gia, thực hành tâm ‘từ – bi – hỷ – xả’, nhẫn nhục trước tất cả mọi nghịch cảnh và pháp tu nhẫn nhục này áp dụng cho quốc gia xã tắc thì chắc chắn sẽ không có chiến tranh, áp bức, các nước hòa bình, nhà nhà yên vui, hạnh phúc.

TN. Chúc Tiến
HV Thạc sĩ khóa II, Học viện PGVN TP.HCM


  1. Thích Minh Châu dịch, Tương ưng bộ kinh, Nxb. Tôn giáo, 2014.
  2. Thích Minh Quang dịch, Kinh Pháp cú thí dụ, Nxb. Tôn giáo, 2016.
  3. Bachelard, Gaston (2000) “” bản dịch của Ngô Bình Lâm. Nxb. Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, tr. 107.
  4. Phạm Kim Khánh Việt dịch (2019), Đức Phật và Phật pháp, Nxb. Tổng Hợp TP. HCM, tr. 71.
  5. Thích Minh Châu dịch (2017), “Bị bốc cháy”, Tương Ưng Bộ, Tập II, Ðại Tạng Kinh Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, tr. 118.
  6. Thích Minh Châu dịch (2017), “Với lửa cháy”, Tương Ưng Bộ, Tập II, Ðại Tạng Kinh Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, tr. 246-247.
  7. Thích Minh Châu dịch (2017), Chương III: Tương Ưng Kosala, Phẩm thứ nhất, Tương Ưng Bộ, Tập I Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 138.
  8. Thích Minh Châu dịch (2016), Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VI Sáu Pháp, IV. Phẩm Chư Thiên, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 76.
  9. HT. Thích Minh Châu dịch, (1996), Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1. Nxb. Tôn giáo, tr. 13.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM