Vua Jayavarman VII và công trình Phật giáo

1. Sự hình thành đất nước và dân tộc Khmer

Cam-pu-chia có nguồn gốc từ tiếng Phạn Kambodia, tiếng Pháp Cambo, tiếng Anh Kambuja hay Kambodia.

Lịch sử hình thành Đất nước chia làm hai thời kỳ, thời kỳ tiền lịch sử Paléolithique và thời kỳ lịch sử1. Thời kỳ lịch sử dựng nước theo các nhà sử học từ thế kỷ I sau Công nguyên, được tách làm bốn kỳ: Thời kỳ thứ nhất (Phù Nam, thế kỷ I – năm 550); Thời kỳ thứ hai (Chân Lạp, năm 550 – 802); Thời kỳ Ăng-co; Thời kỳ sau Ăng-co. Theo đó người phương Tây gọi nước Cam-pu-chia, các nước vùng Đông Nam Á gọi Khmer (xuất phát từ sự chuyển âm của từ Khơ-me2)Phù Nam vương quốc cổ ở Đông Nam Á, được Trung Quốc phiên âm từ tiếng khmer cổ Bnam (núi3) Truyền thuyết viết nữ vương Lieou-ye cai trị Phù Nam bị đánh bại bởi Kaundinya (ông là người Ấn Độ theo Bà la môn giáo). Kaundinya cưới Lieou-ye làm vợ, lên làm vua cai trị Phù Nam4, dưới sự cai trị của ông, Phù Nam trở thành cường quốc về kinh tế, chính trị, văn hóa, trung tâm Phật giáo, cổng giao thương quan trọng vùng Đông Nam Á.

Theo Nguyễn Lang, trước công nguyên giao thông đường biển thuận lợi cho việc giao thương giữa các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Campuchia, Việt Nam… thương nhân Ấn Độ mua bán với các nước Trung Đông, Địa Trung Hải theo gió mùa Tây Nam giong thuyền về Đông Nam Á, họ phải chờ đến gió mùa Đông Bắc để quay về lại Ấn Độ, trong thời gian này hòa mình vào đời sống bản địa. Vì vậy tập quán sinh hoạt, các kỹ thuật canh tác, y thuật, tôn giáo của thương nhân Ấn Độ được nhân dân bản địa biết đến5. Đặc biệt đạo Phật chinh phục được người dân bởi giáo lý phù hợp sinh hoạt tín ngưỡng vùng Đông Nam Á lúc bấy giờ nên nhanh chóng tiếp nhận.

Các nước phương Tây muốn giao thương với Trung Hoa cũng phải dừng chân tại Óc Eo6. Vì vậy, Phù Nam thật sự trở thành đế quốc hàng hải thời bấy giờ.

Khoảng đầu thế kỷ V đã Ấn Độ hóa vương quốc Phù Nam, Phật giáo hưng thạnh, nhà vua rất có tín tâm với Phật giáo. Điều này có thể chứng minh dựa vào bia ký Võ Cạnh (Việt Nam7) có niên đại khoảng thế kỷ thứ II, bia ký chữ Phạn tại Chùa Ta Prohm do vua Lưu-di-bạt-ma cho dựng, nói về việc ông quy y Tam bảo8. Hay trong quyển Cambodian Buddhism của tác giả Ian Harris viết: “A few pieces imported from India and China have been found, indicating Funan’s position as the hub of complex trading connections. Of particular note is a Gandhara-style buddha head of probable Indian origin, dated to the fifth-sixth centuries and discovered at Wat Kompong Luong, Angkor Borei (Tranet 1998, 4399)”. Người viết xin tạm dịch: “Một số vật phẩm có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc đã được tìm thấy, cho thấy vị trí của Phù Nam là trung tâm của các mối giao thương. Đặc biệt, tượng đầu Phật theo trường phái Gandhara có nguồn gốc từ vùng Dian (có niên đại từ thế kỷ V – VI) được phát hiện tại Wat Kompong Luong”.

Tượng Vua Jayavarman VII.

Tuy nhiên, thời kỳ hưng thạnh Phù Nam chỉ kéo dài đến khoảng thế kỷ thứ VI bị Chân Lạp (nằm phía Bắc của Phù Nam) uy hiếp, thế kỷ thứ VII bị tiêu diệt hoàn toàn. Nền văn minh Phù Nam chấm dứt chuyển sang thời kỳ Chân Lạp.

Chân Lạp (Chenla) một vương quốc cổ của người Môn-Khmer [Tài liệu do Giáo thọ cung cấp, Phật giáo thời kỳ Phù Nam – Chân Lạp, Khóa XIV, năm 2021], cai trị bởi vua Bhavavarman.Chân Lạp kế thừa phần lớn nền văn minh vật chất của Phù Nam, không giao thương với bên ngoài “đóng chặt cửa trong đất liền”. Đạo Phật thời kỳ này không được xem trọng bằng Bà la môn giáo. Trải qua bốn đời vua đến năm 707 phân chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp, chịu sự cai trị của Java10. Tuy nhiên, nhờ cuộc Nam tiến, tiếp xúc miền duyên hải (biển Nam Hải) với luồng giao dịch giữa Ấn Độ và Trung Hoa, nông nghiệp phát triển, Chân Lạp đã Ấn Độ hóa tạo tiền đề cho nền văn minh Angkor vĩ đại.

2. Các vương triều Campuchia

a. Vương triều thời kỳ Angkor

Năm 802 Jayavarman II đứng lên thống nhất Chân Lạp thoát khỏi sự đô hộ của Java, lập nên vương triều Jayavarman II (802 – 944). Để phục vụ cho mục đích quân sự, chính trị, tôn giáo, khai thác canh tác Jayavarman II thường thay đổi kinh đô, theo sử liệu ông lập năm kinh đô nối tiếp nhau Indrapura, Kuti, Hariharalaya, Amarendrapura, Mahen-Indrapura. Kinh đô cuối cùng Mahen-Indrapura đặt tại cao nguyên Phnom Kulen, trên đỉnh núi Kulen vua xây đền thờ Civa tượng trưng bởi Linga. Dựa trên sách kinh của Bà la môn, vua thiết lập tế điền cúng tế mà vị Thánh Tổ là nhà vua, tức tạo ra một quan niệm mới buộc người dân xem vua như vị thần Civa. Nhìn chung thời kỳ này đất nước vừa thống nhất, nên tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa cũng chưa thật sự ổn định.

Tiếp nối vua Jayavarman II là các đời vua Jayavarman III (850 – 877), Indravarman I (877 – 889), Yacovarman I (889 – khoảng 900). Một số công trình lớn do vua Yacovarman I xây dựng của thời kỳ này: hồ lớn Đông Bary chứa nước Yasodharatataka dài 7km rộng 1.8km, tỉnh Angkor thứ nhất [Đây là kinh đô thật thụ thứ nhất của Campuchia, nằm ở tỉnh Ya-codharapura. Tỉnh này hình vuông, mỗi bề dài khoảng 4km. Vua Yacovarman là vị quốc vương đầu tiên sáng tạo ra nghệ thuật Angkor mở ra thời kỳ huy hoàng nhất trong lịch sử Campuchia].

b. Vương triều Rajendravarman II (944 – 1181)

Năm 944 Rajendravarman II lên ngôi tu bổ lại kinh đô Yacodharapura. Ông đem quân đánh Chiêm Thành mở rộng bờ cõi, biến xứ này thành thuộc địa. Sinh hoạt văn hóa Khmer phát triển, văn thơ xuất hiện.

Jayavarman V (968 – 1001) con vua Rajendravarman II kế vị. Đây là vị vua có học thức rộng. Phật giáo thời kỳ này được nhà vua bảo trợ như phục dựng tượng Phật hư hại, thỉnh kinh sách.

Vua Jayavarman V mất, đất nước rơi vào nội chiến. Năm 1010 được thống nhất bởi vua Suryavarman I (1010 – 1050), ngôi vương truyền được năm đời đến đời vua Yacovarman II (1160 – 1165) bị lật đổ bởi Tribhuvanadityavarman (1165 – 1177). Kiến trúc nổi bật Angkor Wat do vua Suryavarman II xây dựng. Nhà vua chọn vùng đất trũng khu rừng nhiệt đới hoàn toàn trống không để xây dựng, vì thế, Angkor Wat giống như con thuyền đá nổi trên mặt đại dương.

Cũng trong lúc này Chiêm Thành đem quân tấn công theo đường thủy, Khmer bị đô hộ trong 5 năm liền11. Jayavarman VII12 xuất hiện, chỉ trong bốn năm đánh đuổi quân xâm lược được tôn xưng lên làm vua, mở ra đế chế Angkor vĩ đại.

Dưới thời đại vua Jayavarman VII lãnh thổ Khmer bành trướng ra đến xứ Chiêm Thành, Lào, Thái Lan, một phần đảo Mã Lai, một phần Miến Điện. Vua cho tu sửa đường sá, xây dựng y viện, quan tâm đến chế độ phúc lợi xã hội. Cũng như vua cha và hai vương phi của mình, nhà vua là tín đồ Phật giáo nhiệt tâm vì vậy chùa xây dựng khắp nơi, Phật giáo Đại thừa thịnh hành, tượng Linga đục thành tượng Phật. Thời kỳ huy hoàng rực rỡ của vương triều Angkor cũng có thể nói Phật giáo Đại thừa phát triển đến đỉnh cao nhất từ lúc lập quốc đến nay với những công trình Phật giáo vĩ đại, đưa Phật giáo vượt ra khỏi biên giới Khmer.

3. Jayavarman VII và các công trình kiến trúc Phật giáo

Tư tưởng giáo lý Phật giáo được vua Jayavarman VII chuyển tải thông qua các công trình kiến trúc độc đáo. Ông cho xây hàng loạt các ngôi đền, ngôi chùa lớn nhỏ như Ta Prohm, Preah Khan, Neak Pean, Banteay Kdei, Ta Som, Srah Srang, Sân Voi. Đặc biệt thủ đô Angkor Thom, đền Bayon với nụ cười bí ẩn, quần thể Banteya Chhmar. Trong đó Angkor Thom đạt đến sự tuyệt mỹ về kiến trúc và điêu khắc, công trình làm nên tên tuổi của vua Jayavarman VII.

Thành Angkor Thom


Angkor Thom ngữ nguyên: Angkor (អង្គរ): kinh đô, Thom (Thum) (ធំ): to lớn, có nghĩa là “Kinh thành lớn”. Trước đây người Việt gọi Angkor Thom là đền Đế Thích13, nếu Angkor Wat xây trên vùng đất trũng thì Angkor Thom xây trên vùng đất các đời vua trước sử dụng xây các ngôi đền lớn. Thành rộng 9km², nằm phía Tây Bắc Biển Hồ (Tonlésap), theo phong cách Bayon, nguyên liệu sử dụng là đá ong. Các bức tường thành cao 8m dài 3km bao bọc chung quanh là hào nước, với năm cổng14Đông – Tây – Nam – Bắc, riêng phía Đông có hai cổng, cổng Victory_chiến thắng và cổng tử thần. Cổng Victory dẫn đến quảng trường hoàng gia Royal Square in Angkor Thom, từ cổng đi vào đối xứng hai bên là hai toà nhà North Khleang, Southu Khleang, sau lưng mười hai tháp nhỏ Prasat Suor Prat; cuối trục đường còn có đền Phimeanakas thờ thần Shiva (vị thần của sự phì nhiêu, sinh sản) xây vào năm 1049 – 1056 trước cả thời vua Suryavarman II. Cổng tử thần, có ý kiến cho rằng cổng chỉ dùng khi vua qua đời, tuy nhiên điều này chưa được chứng minh15 Đường vào cổng Bắc có 54 vị thần Thiện, thần Ác nằm hai bên hiện xuống cấp, có tượng bị hư người dân đặt thêm đá lên, một số bị nứt mặt. Trong khi đó cổng Nam (đường vào thông qua một con hào) bảo tồn rất tốt, bên trái con hào 54 thần hộ mệnh (Devas) bên phải có 54 quỷ thần (Asuras) kéo đầu và đuôi con rắn Shesha16. So với các cổng còn lại cổng Nam nhiều tượng Phật nhất, tượng Đức Bổn Sư làm bằng thạch cao (không xác định được thời gian tạo tượng).

Đền Bayon

Đền Bayon nằm trung tâm thành Angkor Thom với 50 tháp lớn nhỏ hiện còn 37 tháp, ngôi đền gợi lên hình dáng núi Meru (ngọn núi vũ trụ trung tâm thế giới). Trên mỗi tháp điêu khắc khuôn bốn mặt thần Lokesvara tượng trưng cho sự quan sát thần linh về bốn hướng. Cấu trúc đền gồm ba tầng, hai tầng dưới xây theo hình vuông, tầng ba sắp xếp theo hình tròn. Trên dãy hành lang điêu khắc trận đánh của vua Jayavarman VII, cảnh hoàng gia diễn hành, sinh hoạt đời sống văn hóa người dân. Ở ngọn tháp trung tâm cao 43m, bên trong có bức tượng Đức Phật ngồi thiền, trên đỉnh tháp chạm khắc bốn khuôn mặt nhìn bốn hướng (các học giả cho rằng đây là khuôn mặt nhà vua, một số ý kiến nói là Quan Thế Âm Bồ tát và Bồ tát chính là vua), ánh mắt nhìn xuống như đang quán sát chúng sanh và che chở cho đất nước với nụ cười bí ẩn. Vị Bồ tát không nhập Niết-bàn vì lòng từ bi trước nỗi khổ niềm đau chúng sinh mà ở lại thế gian để cứu khổ.


Những ngọn tháp với khuôn mặt nhìn ra bốn hướng không chỉ đem lại cảm giác che chở cho người dân mà còn khiến kẻ ngoại xâm phải e dè. Nhìn đâu cũng có cảm giác như vị vua thần đang nhìn họ. Đền Bayon là đất Phật, nơi chư Phật, chư Bồ tát bảo hộ.

4. Sự tương đồng giữa đại đế Asoka và vua Jayavarman VII

Ấn Độ là cái nôi của Phật giáo, từ đây theo hai ngả phương Bắc hướng về các quốc gia và khu vực Việt Nam, Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Mông Cổ, phương Nam hướng về Tích Lan, Thái Lan, Lào, Campuchia, Miến Điện [HT. Thích Thanh Kiểm (1995), Lược sử Phật giáo Ấn Độ, lời tựa, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh]. Mỗi quốc gia Phật giáo truyền đến phát triển rực rỡ nhờ sự ủng hộ của các vị vua anh minh, đặc biệt những công trình kiến trúc Phật giáo vĩ đại được cho là Thần xây dựng còn tồn tại đến ngày nay. Một trong những minh chứng có giá trị lịch sử cao có thể kể đến như bia ký của vua Asoka, Angkor Thom của vua Jayavarman VII.

Sau khi lên ngôi vua Asoka, Jayavarman VII xây dựng đất nước phát triển đến cực thịnh trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, đưa giáo lý đạo Phật bám rễ sâu rộng vào đời sống người dân. Dù cách nhau hơn 1.500 năm nhưng giữa hai vị vua này có điểm tương đồng rất đặc biệt (trong phạm vi này người viết chỉ đề cập đến sự tương đồng trong những đóng góp của hai vị vua dành cho Phật giáo) có thể kể đến như:
Đóng góp những công trình kiến trúc Phật giáo mang tính lịch sử cao.

Vua Asoka để lại bia ký – trụ đá nơi Đức Phật thành đạo, thuyết pháp lần đầu tiên và các địa danh khác liên quan đến cuộc đời Đức Phật. Trên bia ký The Rummindei (Lumnini ngày nay) tiến sĩ A. Führer tìm thấy vào tháng 12 năm 1896 nơi Đức Thích Tôn đản sanh. Lâm Tỳ Ni tọa lạc hơn 10km tính từ biên giới Ấn Độ – Nepal qua cửa khẩu của quận Basti thuộc bang Utta Pradesh. Ngôn ngữ của bia ký là tiếng Magadhi.

Nội dung bia ký “(A) Devāna[pi]yena Piyadassina lājina vīsati_vasabhisitena atana āgācha mahīyite hida Budhe jāte Sakyamunī ti. (B) sīla vigaḍabhī chā kālāpita silā-thabhe cha usapāpite hida bhagavaṃ jāte ti. (C) Luṃmini-gāme ubalike kaṭe aṭha-bhāgiye cha” [E.Hultzsch, Ph.D (1991), Corpus Inscriptionum Indicarum, Vol.1, Inscription Of Asoka, Page.164, Printed at Bengal Offset Works].

Dịch “(A) Hai mươi năm sau khi lên ngôi, vua Thiên Ái Thiện Kiến đích thân đến và đảnh lễ nơi nầy bởi vì Đức Phật Thích Ca đã đản sinh tại đây. (B) Ngài hạ chỉ tạo dựng một tượng con thú (con ngựa) bằng đá và một trụ đá được đặt ở đây để chỉ nơi Đức Phật đã đản sinh. (C) Ngài hạ chỉ giảm các thuế cho làng Lâm Tỳ Ni và chỉ đóng một phần tám sản lượng.”
Qua bia ký The Rummindei cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin quan trọng, khẳng định Đức Phật là nhân vật lịch sử, vua Asoka là Phật tử tín tâm. Việc giảm thuế làng Lâm Tỳ Ni cho thấy nhà nước thời vua A Dục đã có cơ cấu chặt chẽ, chính sách thuế có từ thời này. Nghệ thuật kiến trúc phát triển vượt bậc, thể hiện qua việc điêu khắc chữ trên đá, tạc tượng hình thú.

Dưới thời cai trị vua Jayavarman VII, Khmer không chỉ mở rộng bờ cõi mà còn xây vô số đền, chùa bằng đá ong tồn tại đến ngày nay. Vẻ đẹp độc đáo của Angkor Thom thu hút giới khoa học, sử học, tuy nhiên vẫn chưa tìm ra chất kết dính giữa các viên đá là gì, đá đưa lên rồi mới điêu khắc tượng hay điêu khắc rồi mới đưa lên. Trung tâm thành Angkor Thom là đền Bayon, trải qua nhiều đời vua vẫn giữ nguyên vẹn không bị đập phá. Điều này có thể là do khuôn mặt quay về bốn hướng với ánh mắt từ bi được xem là biểu tượng của Bồ tát Quán Thế Âm, lại giống với gương mặt thần Shiva trong Ấn Độ giáo và cũng gợi lên khuôn mặt của vua Jayavarman VII. Đồng thời thông qua hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm, chúng ta biết Phật giáo đại thừa rất thịnh trong giai đoạn này, tinh thần Bồ tát đạo là chủ đạo. Giáo lý luân hồi, Niết-bàn… chắc chắn được người Khmer thấu hiểu và thực hành theo.

Truyền bá Chánh pháp lưu hành khắp mọi nơi.


Sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ ba vua Asoka chọn các vị Cao Tăng thông Tam tạng thánh điển (loại tất cả các vị Tăng xuất gia dị giáo), lập chín phái đoàn truyền giáo đến các nước, đưa Phật giáo vượt ra khỏi biên giới Ấn Độ. Phái đoàn Tỳ kheo Mahinda và Tỳ kheo ni Sanghamitta rất thành công khi truyền bá Phật giáo sang Tích Lan.

“Tassa rañño Asokassa putto hessati paṇḍito, Mahindo sutasampanno laṅkādīpam pasādaye”. Dịch “Ngài Mahinda, con trai vua Asoka ấy, sẽ là bậc Trí tuệ thành tựu được kiến thức thiết lập niềm tin ở hòn đảo Laṅkā17” Vua Jayavarman VII không mở rộng truyền bá Phật giáo đại thừa mang tính tầm cỡ như vua Asoka đến các quốc gia khác. Điều này có lẽ liên quan đến việc nhà vua tập trung vào việc thống nhất tất cả tiểu quốc vào đế chế Khmer (vào khoảng thế kỷ XII nơi này là những quốc gia rời rạc), vì vậy Phật giáo được ông truyền bá tại những tiểu quốc nơi mình chinh phục sáp nhập vào Khmer. Đặc biệt, con trai nhà vua ngài Tamalinda xuất gia và đến Tích Lan sống18. Nối tiếp truyền thống tốt đẹp đó đến thời kỳ vua Phra Fa Ngum (1353 – 1373) tại Lào lên ngôi đưa sứ giả sắm các loại lễ vật sang Campuchia thỉnh cầu nhà vua phái bậc Cao Tăng cùng Tam tạng thánh điển đến Lào hoằng dương Phật pháp. Quốc vương Campuchia rất vui mừng cử ba vị Trưởng lão (Manrasinha, Manramad, Manrasad) ở Mahā Devalānka dẫn theo hai mươi Tỳ kheo cùng một pho tượng vàng, cây Bồ đề và 5.000 thợ thủ công ( thợ vàng, sắt, xây dựng Chùa, điêu khắc . . . ) sang Lào giúp phục hoạt lại Phật giáo19. Điều này cho thấy, vua Jayavarman VII đã tạo tiền đề cho các vua Campuchia sau này học theo truyền thống vô cùng tốt đẹp này đem lại nhiều lợi lạc cho chúng sanh.

Khi nói đến sự tương đồng giữa hai vị thánh đế vương không thể không nhắc đến điểm bất tương đồng. Theo các chỉ dụ của vua Asoka tại trụ đá Pillar Edicts nhà vua ra sắc lệnh ăn chay với nội dung “Bia ký này nói về đạo đức được viết bởi Thiên Ái Thiện Kiến Vương. Ở đây không có chúng sanh nào bị giết và hiến tế. Và không có buổi tế lễ nào được tổ chức. Vua Thiên Ái Thiện Kiến Vương nhận thấy được điều xấu xa trong các buổi tế lễ. Nhưng có một số lễ hội được xem là có công của vua Thiên Ái Thiện Kiến Vương. Trước đây trong bếp của vua… hàng ngàn động vật đã bị giết để làm cari. Nhưng bây giờ, khi bia ký đạo đức này được khắc lên, chỉ có ba con vật bị giết (hàng ngày) để làm cari. Hai con công và một con nai, nhưng con nai thì có ngày giết ngày không. Ngay cả ba con vật này sẽ không bị giết trong tương lai20.” Vua Jayarvarman VII, hiện người viết chưa tìm thấy tư liệu nói về việc nhà vua ra sắc lệnh ăn chay. Tuy nhiên theo ý của người viết, nhà vua theo tinh thần Bồ tát đạo (tượng bốn mặt Bồ tát Quán Thế Âm tại đền Bayon) tức hành hạnh từ bi nên có thể có chính sách theo tinh thần bất sát như ăn chay, không giết hại chúng sanh bằng sắc lệnh hoặc thông qua các nghệ thuật kiến trúc.

5. Kết luận

Đến năm 1850 vương quốc Khmer vẫn chưa phát triển người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nhà truyền giáo người Pháp đưa ra nhận xét “Vương quốc Khmer vẫn còn là nước hoang dã mặc dầu có một nền văn minh cổ đại. Thỉnh thoảng đó đây dọc theo các con sông hay trong nội địa, dân cư sinh sống trong những chòi lá quanh các cánh đồng ruộng, chỉ canh tác cần đủ sống qua ngày21.”

Tuy nhiên, thời kỳ Angkor với tài năng xuất chúng của vua Jayarvarman VII, đưa Khmer trở thành vương quốc độc lập, bờ cõi mở rộng, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, kiến trúc phát triển vượt bậc. Những công trình kiến trúc Phật giáo ông tạo dựng được các nhà sử học đánh giá cao bởi giá trị lịch sử của nó.

Đồng thời qua công trình kiến trúc chùa, đền hay bia ký của vua Asoka và vua Jayavarman VII, chúng ta thấy khi Phật giáo có sự ủng hộ của các vị vua trở nên hưng thịnh thì đồng thời sự phát triển quốc gia đó cũng trở nên hưng thịnh đời sống người dân bình an, hạnh phúc. Như vậy “Đạo pháp – Dân tộc” là hai khái niệm không thể tách rời, sự phát triển của Đạo pháp cũng là sự phát triển của Dân tộc và ngược lại. Có lẽ chính vì nhìn nhận được điều này mà hai vị vua rất tín tâm với Phật giáo, tạo nên những công trình kiến trúc vĩ đại tồn tại mãi với thời gian.

Giác Nguyện (ĐSHĐ-102)


  1. Chánh Trí Mai Thọ Truyền (2012), Phật giáo sử Đông Nam Á, NXB. Tôn giáo, tr. 32.
  2. Pháp sư Thánh Nghiêm và Pháp sư Tịnh Hải, Lịch sử Phật giáo thế giới, NXB. Khoa học Xã hội, tr. 857.
  3. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, NXB. Lửa Thiên, tr. 19.
  4. Chánh Trí Mai Tho Truyền (2012), Phật giáo sử Đông Nam Á, NXB. Tôn giáo, tr. 34.
  5. Nguyễn Lang (2012), Việt Nam Phật giáo sử luận, NXB. Phương Đông, tr. 17.
  6. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, NXB. Lửa Thiên, tr.23.
  7. Bia ký Võ Cạnh, trên ba mặt khắc chữ Sanskrit. Bia ký có đề cập đến Sri Mara, người, mà học giả người Pháp là Barth và Bergaignec cho là Phạm Sư Man (khoảng 220 – 280) một vị vua Phù Nam thời xưa, đồng thời là một Phật tử sùng tín bảo vệ Phật pháp. Bia ký này hiện được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam.
  8. Pháp sư Thánh Nghiêm và Pháp sư Tịnh Hải, Lịch sử Phật giáo thế giới, NXB. Khoa học Xã hội, tr. 864.
  9. Ian Harris (2005), Cambodian Buddhism, page.5, Printed by The Maple-Vail Book Manufacturing Group.
  10. Java là vùng lãnh thổ đặt dưới sự cai trị của dòng họ Cailendra, tự xưng là vua núi, danh hiệu của các vị vua Phù Nam cũ. Java đã đưa quân đến Thủy Chân Lạp cướp phá, chặt đầu vị vương của vùng này. Kể từ đó Thủy Chân Lạp được xem là chư hầu của Java.
  11. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, NXB. Lửa Thiên, tr. 81.
  12. Ông là con trai của vua Dharanindravarman II. Khi lên ngôi vua ông khoảng 50 tuổi.
  13. https://vi.wikipedia.org/wiki/Angkor_Thom#cite_note-1, xem ngày 05/11/2021, lúc 9h00AM.
  14. Hầu hết các ngôi đền do vua Jayavarman VII xây đều có năm cổng.
  15. Tài liệu do Giáo thọ cung cấp, Phật giáo thời kỳ Angkor, Khóa XIV, năm 2021.
  16. Đây là câu chuyện nổi tiếng của đạo Hindu về sự hình thành của trái đất và vũ trụ. Khi 54 vị hộ mệnh kéo đầu rắn Shesha, 54 quỷ thần kéo đuôi theo hướng ngược lại, đại dương bị khuấy động và kết tủa các nguyên tố, bằng cách luân phiên qua lại đại dương đã được vắt sữa hình thành trái đất và vũ trụ một lần nữa.
  17. Tỳ Khưu Indacanda (2017), Sử liệu về đảo Laṅkā, NXB. Tôn giáo, tr. 7.
  18. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, NXB. Lửa Thiên, tr. 88.
  19. Pháp sư Thánh Nghiêm và Pháp sư Tịnh Hải, Lịch sử Phật giáo thế giới, NXB. Khoa học Xã hội, tr. 903.
  20. Trần Quang Thuận (2007), Phật giáo trong dòng lịch sử, văn hóa Campuchia, NXB. Hồng Đức, tr. 32.
  21. Trần Quang Thuận (2007), Phật giáo trong dòng lịch sử, văn hóa Campuchia, NXB. Hồng Đức, tr. 32.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC