Công chúa Huyền Trân: Hai sứ mệnh đạo và đời

Trần Huyền Trân (1287-1340) là con gái út của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308) – vị hoàng đế thứ ba của nhà Trần, sơ Tổ Thiền phái/Phật giáo Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam – với Hoàng hậu Khâm Từ Bảo Thánh. Từ nhỏ, Huyền Trân Công chúa đã rất xinh đẹp, nết na, dịu dàng và ham học hỏi. Do đó, Huyền Trân được vua cha và Thái hậu Tuyên Từ rất mực yêu thương, nhất là sau khi mẹ Huyền Trân mất. Cuộc đời của Huyền Trân như một câu chuyện huyền thoại. Người con gái xinh đẹp, kiêu sa, dịu dàng, thông minh, tài trí ấy đã quyết đoán tiếp nhận sứ mệnh lớn lao với đất nước mà vua cha giao phó. Và sau khi xuất gia với pháp danh Hương Tràng, Ni sư lại tiếp tục hoàn thành sứ mệnh hoằng dương Đạo pháp. Công lao to lớn của Huyền Trân thật đáng trân trọng.

1. Vài nét về cuộc đời Công chúa Huyền Trân

Tháng 3 năm 1293, Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, lui về phủ Thiên Trường làm Thái Thượng hoàng. Sử chép: ‚Mùa xuân, tháng 3, ngày mồng 9, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử Thuyên. [Hoàng thái tử Thuyên] lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Hưng Long năm thứ 1, đại xá, tự xưng là Anh Hoàng, tôn Thượng hoàng làm Hiến Nghiêu Quang Thánh Thái Thượng Hoàng đế, tôn Bảo Thánh Hoàng hậu làm Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu… Mùa thu, tháng 9, ngày 13, Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu băng ở Lỗ Giang, phủ Long Hưng, tạm quàn ở cung Long Hưng”1. Thái hậu Khâm Từ (mẹ của Huyền Trân) mất khi nàng mới sáu tuổi. Từ đó, Huyền Trân được Thái hậu Tuyên Từ (chính là Công chúa Đạo Hoàng, thứ nữ của Trần Hưng Đạo, em ruột của Khâm Từ) nuôi dạy. Do Thái hậu Tuyên Từ không có con nên Huyền Trân được bà hết mực yêu thương, chăm sóc tận tình.
Năm 1299, Thượng hoàng Nhân Tông chính thức xuất gia. Ngài lên núi Yên Tử, lập am Ngọa Vân, tinh cần tu 12 hạnh Đầu đà, lấy tự hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ. Sử chép: “Mùa thu, tháng 7, xây am Ngự Dược trên núi Yên Tử. Tháng 8, Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh”2 Từ đấy mà khai sáng ra Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử – một thiền phái mang đậm phong cách văn hóa tư tưởng Việt Nam. Ngài trở thành vị Tổ đầu tiên của phái thiền này.

Thực hiện lời hứa của vua cha khi Ngài vân du Chiêm Thành, mặc dù vừa mới đôi mươi, Huyền Trân Công chúa đã nhận sứ mệnh với quốc gia, lên đường sang Chiêm làm Hoàng hậu Paramecvari vào tháng 6 năm 1306, đổi lại cho nước Đại Việt châu Ô và châu Lý (Ri) do Chế Mân dâng làm sính lễ. Tuy nhiên, cuộc đời của công chúa không được trọn vẹn; chỉ sau gần một năm (11 tháng) kết hôn, Vua Chế Mân qua đời. Từ đó, cuộc đời của công chúa lênh đênh trước đầu sóng, ngọn gió. Tuy nhiên, công lao to lớn của Huyền Trân Công chúa trong việc bang giao Việt – Chiêm vẫn còn được sử sách khắc ghi.

Sau bao sóng gió trở về, năm 1308, lại tiếp tục chứng kiến vua cha ra đi, Huyền Trân quyết chí tu hành, với pháp danh Hương Tràng. Theo sử sách kể lại, Huyền Trân đi tu tại núi Trâu Sơn, tức Vũ Ninh3, nay thuộc Bắc Ninh, đến năm 1311 thì về tu ở chùa Nộn Sơn (Quảng Nghiêm tự) trên núi Hổ (thuộc xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam, nay là xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Để nhớ công lao to lớn của Huyền Trân, người dân Nam Định và các vùng lân cận như Thái Bình, Hưng Yên cùng với nhiều nơi khác quanh vùng biển miền Trung như Huế (núi Ngũ Phong), Quảng Trị,… đều lập đền, miếu thờ Huyền Trân. Gần đây, năm 2017, Đà Nẵng đã tổ chức hội đua thuyền nhằm tái hiện cảnh cứu công chúa để tưởng nhớ công ơn của Người đã vì nước Đại Việt mà hy sinh tuổi thanh xuân.

2. Hai sứ mệnh Đạo và Đời

2.1. Công chúa Huyền Trân và sứ mệnh mở mang bờ cõi

Từ tháng 3 đến tháng 11 năm 13014, Vua Trần Nhân Tông sang thăm đất Chiêm Thành theo lời mời của Vua Chế Mân. Trong khoảng thời gian 9 tháng đó, cùng với việc đàm đạo về Phật pháp với Hòa thượng Du Già của nước Chiêm, Vua Nhân Tông còn hứa gả con gái cho Vua Chế Mân để đổi lại sự hòa bình cho muôn dân hai nước, đồng thời, thu hồi được hai châu Ô – Lý (Rí) mà không phải chiến tranh, kết tình hòa hiếu, cùng nhau chống giặc phương Bắc. Đặc biệt, Vua Nhân Tông sau thời gian quan sát, đã rất thán phục tài, đức vẹn toàn, tấm lòng thương dân, ưa chuộng hòa hiếu của Vua Chế Mân, vì vậy mà đồng ý gả công chúa cho Chế Mân mặc dù ông đã có tới hai hoàng hậu (trong đó một hoàng hậu đã mất). Dù không bị ép buộc, nhưng Công chúa Huyền Trân mới 19 tuổi đã hiểu được quốc gia đại sự, đồng ý gánh vác sứ mệnh to lớn này.

Thượng hoàng rất vui mừng khi Công chúa Huyền Trân thuận tình vâng theo sự sắp đặt của mình. Trong một khoảng thời gian ngắn, công chúa vừa phải gấp rút học về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật,… của nước Chiêm, vừa phải am tường văn hóa, văn minh Đại Việt. Sau hai năm, công chúa và đoàn tùy tùng đã thông thạo cách nói và viết của người Chiêm, cũng như những phong tục tập quán cơ bản. Đó cũng là lúc đoàn phái bộ của Chiêm Thành sang cầu hôn. Vậy là đã đến thời điểm ly biệt. Bước chân lên thuyền theo chồng về xứ người, cũng là lúc Huyền Trân bước chân vào lịch sử nước nhà.

Truyện xưa kể lại, khi Chế Mân đến địa đầu của Chiêm quốc để đón Công chúa Huyền Trân (theo lời đề nghị của nàng), công chúa và đoàn tùy tùng đã trình diễn những điệu múa của người Chiêm, giao tiếp bằng tiếng Champa. Nhà vua đã phải thảng thốt trước vẻ đẹp kiều diễm, dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng của công chúa. Từ lúc đó, Vua Chế Mân thường gọi công chúa là đóa bạch trà kiều diễm của ta5. Điều đó chứng tỏ, Vua Chế Mân rất sủng ái Huyền Trân. Vua Chế Mân đã phong nàng làm Hoàng hậu, tên hiệu là Paramecvari. Điều này hoàn toàn đi ngược lại điển chế của Chiêm quốc. Trong khi đó, với Huyền Trân, đem được hai châu Ô – Lý về cho Đại Việt, đem ấm no, hạnh phúc đến cho người dân hai nước, là điều thiêng liêng, cao cả.

Tại kinh đô Chà Bân, công chúa đã có những ngày tháng sống trong hạnh phúc ngọt ngào và không quên trách nhiệm của Hoàng hậu đối với con dân Chiêm Thành. Nhưng chỉ 11 tháng sau, Vua Chế Mân mất, Huyền Trân phải xa lìa con thơ, vượt muôn trùng khơi về lại cố hương, rồi tiếp tục chứng kiến cái chết của vua cha. Nàng tìm đến nơi cửa Phật, giấu đi cõi lòng đau thương.

2.2. Ni sư Hương Tràng với đạo pháp – dân tộc

Sau một loạt biến cố, năm 1309, Huyền Trân lên chùa Vũ Ninh, trên núi Trâu (Trâu Sơn), huyện Quế Dương, trấn Kinh Bắc (nay là huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Dưới sự giảng dạy của Quốc sư Bảo Phác, Huyền Trân đã thọ Bồ-tát giới với pháp danh Hương Tràng6. Cuối năm 1311, Ni sư Hương Tràng và thị nữ Phương Dung về làng Hổ Sơn lập am tu hành, sau này là chùa Nộm Sơn (Hổ Sơn) ở huyện Thiên Bản, trấn Nam Sơn, nay là thôn Hổ Sơn, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Thời điểm đó, tại làng Tiền, xã Tam Thanh có ngôi chùa nhỏ là An Lạc viên do Ni sư Tĩnh Quang/Quốc thành lập và trụ trì (Đây chính là Công chúa Trần Thụy Bảo, cô của Vua Trần Nhân Tông và là bà của Công chúa Huyền Trân). Sau này, hai bà cháu thường xuyên qua lại đàm đạo Phật pháp và hướng dẫn người dân khai hoang lập ấp, cày cấy, chăm lo đời sống người dân.

Trong thời gian trụ trì chùa Hổ Sơn, Ni sư Hương Tràng luôn tận tụy, chăm lo đạo pháp, dạy bảo người dân biết trồng cấy lúa theo phong tục của người Chiêm. Đồng thời, nhờ hiểu biết về y học, Ni sư đã bốc thuốc chữa bệnh, khuyên người dân học Phật tu thân, tích đức, làm thiện. Trong 30 năm tu hành tại chùa Hổ Sơn, Ni sư và thị nữ Phương Dung vẫn thường đi về quê cha đất tổ để chăm lo hương khói và dạy dân trồng cấy lúa Chiêm. Ni sư cũng đã mua đất cho 36 làng xã, riêng làng Giành được chia 28 mẫu – ngày nay, người dân làng Giành, xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình gọi là ruộng Vàng. Để tưởng nhớ công ơn của Ni sư và thị nữ đã dạy dân cày cấy và đan giành (do thị nữ Phương Dung học được từ khi còn ở đất Chiêm Thành) để quẩy gánh, dân làng đã dựng ngôi chùa Cả gần bờ sông Thái Sư để thờ phụng, dân làng Giành lập ngôi đền Giành7 thờ Huyền Trân (như một vị Thành hoàng bảo hộ) và thị nữ Phương Dung. Hiện tại, trong đền có một sắc phong của triều Nguyễn vào năm 1917, cho Huyền Trân là Dực Bảo trung Hưng Linh Phò chi thần và thị nữ Phương Dung lên bậc Thượng Đẳng thần8.

Sau khi Ni sư Hương Tràng viên tịch, để tưởng nhớ công đức, người dân tổ chức lễ cúng rất trang trọng vào ngày mồng 9 tháng Giêng – ngày kỵ của công chúa tại đền Mẫu, cạnh chùa Hổ Sơn. Hiện nay, tại chùa Hồ Sơn vẫn lưu giữ 27 tượng thờ, 27 đồ thờ quý hiếm như: tượng nhị vị Công chúa Huyền Trân – Thụy Bảo, bốn đạo sắc phong của các triều đại phong kiến, cụ thể: Bản sắc phong của Vua Duy Tân ban cho Công chúa Thụy Bảo ngày mồng 8 tháng 6 nhuận, niên hiệu Duy Tân thứ 5 là Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần; bản sắc phong của vua Khải Định ban cho Công chúa Huyền Trân là Trinh Uyển Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần, ngày 18 tháng 3, niên hiệu Khải Định thứ 2; bản sắc phong của vua Khải Định ban cho Công chúa Thụy Bảo là Trai Tịnh Trung Đẳng thần, ngày 25 tháng 7, niên hiệu Khải Định thứ 9 và bản sắc phong của Vua Khải Định ban cho Công chúa Huyền Trân là Trai Tịnh Trung Đẳng thần, ngày 25 tháng 7, niên hiệu Khải Định thứ 910.

Ngày 22/01/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt quyết định cho phép chùa Hổ Sơn được trùng tu theo quy hoạch tổng thể gồm các hạng mục: Tam bảo, Tổ đường, Tổ Ni đường, nhà Mẫu, đền Huyền Trân, vườn Tháp, với tổng dự kiến kinh phí lên tới 40 tỷ đồng. Việc trùng tu, tôn tạo chùa Hổ Sơn không chỉ đáp ứng nguyện vọng của Phật tử mà còn góp phần lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giá trị đạo đức, nhân văn của tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, tổ tiên của Việt Nam.

Để tỏ lòng tri ân người con đất Việt với những công lao to lớn cho đất nước, từ năm 2007, tại tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xây dựng đền thờ Công chúa Huyền Trân và tổ chức lễ hội vào ngày mồng 9 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội thu hút được nhiều người dân trong vùng và lân cận đến kính nhớ bà, cầu mong bà tiếp tục hộ quốc an dân.

Kết luận

Có thế thấy, cuộc đời Huyền Trân Công chúa với hai sứ mệnh trên vai – tận trung, hiếu nghĩa với dân, với nước và vẹn tròn lòng mộ đạo nơi cửa Phật – đã để lại những giá trị nhân văn sâu sắc và giá trị đạo đức Phật giáo cho thế hệ mai sau. Công chúa đã hy sinh cả tuổi thanh xuân để góp phần mở mang bờ cõi, rồi sau đó lại tiếp tục hoằng dương đạo pháp cho đến khi trở về với tổ tiên. Trải qua hơn 700 năm nhưng giá trị về tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, độ lượng, từ bi của Bà vẫn còn nguyên và là ngọn đuốc sáng chói cho thế hệ mai sau dõi theo. Việc kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước, lòng khoan dung, độ lượng của Huyền Trân Công chúa là rất cần thiết trong xã hội hiện đại, góp phần vào công cuộc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nêu cao tinh thần yêu nước, gìn giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân từ xưa đến nay.

TS. Nguyễn Thị Quế Hương – TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh


  1. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên,… (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Viện Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, bản pdf, tr.203.
  2. Lê Văn Hưu,… (1993), Sđd, tr.209.
  3. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế, tr.87-88, viết: “Núi Trâu Sơn: có tên nữa là núi Vũ Ninh, ở cách huyện Quế Dương (nay là huyện Quế Võ) 12 dặm về phía đông. Trên núi có miếu tương truyền từ thời Hùng Vương. Bên cạnh núi có đền thờ Tiên cô, lại có hai đền thờ Triệu Vũ Đế và Triệu Việt Vương
  4. Lê Văn Hưu… (1993), Sđd, tr.215.
  5. Hoàng Quốc Hải (2010), Huyền Trân Công chúa, Tiểu thuyết lịch sử, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, tr.292.
  6. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định, Chùa Hổ Sơn – đền Huyền Trân xưa và nay. Bản lưu hành nội bộ, không rõ năm xuất bản, tr.10
  7. Đền Mẫu làng Giành là di tích cấp tỉnh thuộc huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình
  8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định, Tlđd, tr.43.
  9. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nam Định, Tlđd, tr.24-27; 38-41.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Quốc Hải (2010), Huyền Trân công chúa, Tiểu thuyết lịch sử, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
2. Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên< (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Viện Khoa học xã hội Việt Nam dịch, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
4. Dương Phước Thu (2017), ‚Huyền Trân Công chúa gia thế, sự nghiệp và di sản‛, https://trungtamhuyentran.thuathienhue.gov.vn, truy cập ngày 3/11/2022.
5. Quang Viện (2017), ‚Đựng cả nắng mưa‛,
https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/39/59892/dung-ca-n-ng-mua, truy cập ngày 3/11/2022.

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!