Vấn đề hoằng pháp cûa ni giới trong thời hiện đại

Đức Phật xuất hiện trên cõi đời này không ngoài mục đích cứu độ chúng sanh thoát biển khổ trầm luân. Trên hành trình hoằng pháp, Đức Phật luôn quan tâm đến đời sống hiện tại của con người. Ngài chỉ cho chúng sanh nhận ra nguồn gốc khổ đau và phương pháp diệt trừ nỗi khổ, hướng đến đời sống an vui, hạnh phúc. Tùy theo căn cơ của mỗi người mà Ngài hóa độ bằng nhiều phương tiện khác nhau, không phân biệt giai cấp. Ngài thuyết pháp cho mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua quan đến thứ dân, ai có duyên sẽ tỏ ngộ. Đó là con đường hoằng pháp độ sanh của Ngài mà hàng đệ tử phải noi theo để tiếp nối truyền bá Chánh pháp.

Ngày nay, xã hội phát triển vượt bậc với nền khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng con người cũng không vì thế mà chấm dứt khổ đau. Vì vậy, những lời Phật dạy luôn cần cho những ai muốn tìm về chân lý và hướng đến cuộc sống an lạc ngay chốn hiện tại. Truyền bá Chánh pháp, do đó, là trách nhiệm vô cùng quan trọng của tu sĩ nói chung, Ni giới Việt Nam nói riêng, nhằm đưa đạo vào đời.

  1. Những vấn đề chung về hoằng pháp

1.1. Khái niệm

Nói đến”hoằng pháp” tức là nói đến sự dấn thân cao cả của hành giả trong sự nghiệp hoằng hóa độ sanh. Sự dấn thân ấy đem lại lợi ích cho đời sống con người. Vì vậy, khái niệm hoằng pháp bao hàm rất nhiều ý nghĩa.

“Hoằng” là mở rộng, truyền bá, phổ biến. “‚Pháp”(Dharma) là chân lý (của Đức Phật/ đạo Phật).”Hoằng pháp” tức là truyền bá chân lý của Đức Phật cho số đông, toàn thiện ở đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối, đầy đủ văn và nghĩa lý, vì phúc lạc, hạnh phúc và an vui cho nhân loại.

Hoằng pháp là tiến trình truyền bá chân lý, huấn luyện chân lý, thực tập chân lý, nhằm thay đổi hành vi của người nghe1. Đó là việc thuyết giảng Phật pháp được thực hiện bởi đội ngũ thiện tri thức có nền tảng giáo lý vững vàng, thông hiểu giáo lý, thâm nhập kinh tạng, có tâm huyết và năng lực đặc biệt trong lĩnh vực này2.

1.2. Mục đích của việc hoằng pháp

Đạo Phật là đạo của từ bi, trí tuệ. Mục đích duy nhất của đạo Phật là giải thoát khổ đau cho chúng sanh. Cho nên, mục đích chính của hoằng pháp là truyền giảng lời Phật dạy, giúp con người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của tự thân, hướng đến đời sống an lạc giải thoát. Ngoài ra, việc hoằng pháp còn góp phần ‚đào tạo ra nhiều nhân tài trong Phật giáo, trong đó có người xuất gia và Phật tử tại gia, giúp mọi người chủ động hơn trong việc học tập, nghiên cứu giáo lý và làm Phật sự‛3. Việc truyền bá Chánh pháp giúp mọi người có nhiều cơ hội tiếp cận giáo lý của Phật để áp dụng vào đời sống hằng ngày.

Đây là một trọng trách, một sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của người con Phật. Do vậy, người đảm nhận vai trò hoằng pháp phải nhận thức và định hướng chuẩn thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu Phật sự, không lẫn lộn giữa chuyên môn hoằng pháp (thuyết giảng Phật pháp) với việc truyền bá tinh thần Phật pháp trong lễ hội Phật giáo, các hoạt động văn hóa xã hội như: Đại lễ Phật đản, lễ hội Vu Lan,…

  1. Ni giới và việc hoằng pháp trong thời hiện đại

Sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề, Đức Phật bắt đầu công cuộc hoằng pháp độ sanh với bài pháp Tứ Diệu Đế, độ năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển. Kể từ đó, bánh xe pháp bắt đầu vận hành, sứ mệnh hoằng pháp được mở ra cho người con Phật, mỗi vị Tỳ-kheo là một nhà hoằng pháp, thay Phật truyền bá chân lý giải thoát. Đó là trách nhiệm mà Đức Phật đã giao phó cho hàng đệ tử thực hiện vai trò hoằng pháp lợi sanh:”Này các Tỳ-kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”‛4. Từ đó, việc truyền bá Chánh pháp luôn là trách nhiệm hàng đầu của người con Phật, phù hợp với hạnh nguyện”Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”5.

Nền công nghệ phát triển vượt bậc của xã hội ngày nay đã đưa đời sống con người lên một tầm cao mới. Con người có thể dễ dàng nắm bắt mọi thông tin trên thế giới bằng các công nghệ hiện đại nhất. Điều đó giúp con người giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng.

Mặc dù vậy, con người vẫn chưa thật sự có được một đời sống bình an, hạnh phúc. Mặt trái của nền công nghệ hiện đại làm cho các giá trị đạo đức tha hóa. Một bộ phận giới trẻ có tâm lý sống gấp, sống vội, gây ra hệ lụy cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, con người phải đối diện với nhữ…, từ lòng tham, sự ích kỷ và thù hận. Đó là vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong bối cảnh hội nhập và phát triển ngày nay.

Do đó, hoằng pháp luôn là nhiệm vụ hàng đầu của đệ tử Phật để tháo gỡ mọi rối ren trong đời sống và chuyển hóa nỗi khổ niềm đau cho nhân sinh. Xã hội ngày nay rất cần sự dấn thân nhiệt huyết của Tăng đoàn Phật giáo. Theo đó, Ni giới trẻ cũng cần phát huy vai trò truyền bá giáo pháp thông qua các thời pháp thoại, giảng dạy giáo lý,… nhằm góp phần xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh, không có khổ đau.

Trong bối cảnh phát triển của nền công nghệ hiện đại với hệ thống thông tin lan rộng toàn cầu và các trang mạng xã hội chiếm ưu thế cho việc kết nối và truyền tải thông tin, hình ảnh, âm thanh, việc hoằng pháp của chư Ni cũng cần thay đổi để bắt kịp xu thế của thời đại. Thay vì thuyết giảng theo phương pháp truyền thống tập trung hội chúng tại chùa, chúng ta có thể kết hợp truyền đạt giáo lý thông qua các phương tiện truyền thông như: Zalo, Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram, Zoom, Meet,… Do đó, Ni giới cần được đào tạo cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông để thay đổi hình thức thuyết giảng cho phù hợp, tạo điều kiện cho Phật tử dễ dàng tiếp cận. Các chủ đề thuyết giảng không chỉ gói gọn trong nội dung của giáo lý mà cần phải kết hợp với những vấn đề gia đình, xã hội, môi trường, tâm lý, giáo dục, đạo đức,… và những vấn đề được quần chúng đặc biệt quan tâm. Mặt khác, Ni giới nên năng động tổ chức các buổi sinh hoạt, trao đổi, vấn đáp nhiều nội dung phong phú, trực tiếp hoặc thông qua hình thức online để thu hút sự tham gia của quần chúng trong và ngoài nước, phù hợp với tiêu chí Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề ra về trọng tâm hoạt động trong thời đại hội nhập: “Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp”6

Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lập ra Ban Hoằng pháp, ở cả cấp Trung ương và các tỉnh, thành, tạo điều kiện thuận lợi cho chư Ni phát triển khả năng hoằng pháp. Với tinh thần “oằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài”7, Ni giới trẻ cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia công tác hoằng pháp ở các chùa, tự viện, đạo tràng,… Mỗi vị có thể là một giảng sư truyền bá Chánh pháp tại nơi mình sinh hoạt và sử dụng các kênh truyền thông để truyền bá chân lý, đưa đạo vào đời với tinh thần nhập thế tích cực.

3. Một số đềxuất nhằm đẩy mạnh công tác hoằng pháp của Ni giới

Theo tác giả, Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành cần quan tâm sâu sắc hơn đến việc hoằng pháp của Ni giới. Mỗi tỉnh nên tạo điều kiện cho chư Ni có cơ hội thử thách với nhiệm vụ thuyết giảng giáo lý ở các đạo tràng tu Bát Quan Trai tại các chùa, tự viện,… mở ra nhiều buổi tọa đàm, vấn đáp Phật pháp, các lớp học giáo lý, các khóa tu cho Phật tử để Ni giới có cơ hội phát triển khả năng thuyết giảng cũng như phổ biến nền giáo dục Phật giáo đến quần chúng. Bên cạnh đó, các vị trụ trì nên hỗ trợ đệ tử hoặc Ni chúng ở tự viện của mình có đầy đủ công cụ thuyết giảng online như mạng Internet, điện thoại thông minh, ipad, laptop, micaro…, giúp việc kết nối và thuyết giảng giáo lý thuận lợi hơn. Mặt khác, ngoài thời gian tu học, công phu công quả, các vị trụ trì cần tạo điều kiện cho Ni chúng theo học các trường Phật học trong và ngoài nước nhằm phát triển tri thức. Ngoài ra, Ni chúng cần có thời gian nghiên cứu kinh sách, soạn nội dung bài giảng, thực tập cách thuyết giảng,… để rèn luyện khả năng nói chuyện trước công chúng. Vì vậy, Ni giới trẻ ngày nay có thể phát huy được vai trò hoằng pháp hay không, còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh, nhất là ngay nơi tự viện mình đang tu học. Bởi vì, mỗi hành giả có những hạnh nguyện độ sanh khác nhau, có vị chuyên tụng kinh, người thích nghiên cứu các món chay, người thích làm việc từ thiện, có người thích giảng dạy ở các trường Phật học, người thích làm việc hánh chính, nhưng có vị lại thích thuyết giảng giáo pháp,… Cho nên, những vị trụ trì cần tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của Ni chúng để tạo cơ hội cho Ni chúng phát huy tốt tài năng của họ.

Kết luận

Những điểm lược trên cho thấy vai trò hoằng pháp của Ni giới trong thời đại hội nhập ngày nay. Ni giới đã làm tốt các hoạt động Phật sự như từ thiện, môi trường,…, nhưng vai trò trên phương diện thuyết giảng giáo lý thì còn khá khiêm tốn. Do đó, Ni giới trẻ cần phát huy nhiều hơn nữa việc truyền bá Chánh pháp, đưa đạo vào đời, nhập thế tích cực, lan tỏa nền giáo dục Phật giáo đến gần với quần chúng.

Nhờ biết vận dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, giáo lý Phật giáo được phổ biến rộng rãi trên nhiều quốc gia. Ngày nay, con người nhận thức được lợi ích thiết thực và sự nhiệm màu của Phật pháp. Họ thức tỉnh hướng về đạo Phật với lòng thành kính và sự ngưỡng mộ; có rất nhiều người tìm đến cửa Phật quy y Tam bảo, thọ trì Ngũ giới.

Ngoài các công tác Phật sự và nhiệm vụ hoằng hóa độ sanh, chư Ni không quên chí nguyện tu hành giải thoát. Mỗi vị cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về Tam Tạng kinh điển (thông hiểu Kinh, Luật, Luận), rèn luyện đạo hạnh, oai đức của bậc xuất trần thượng sĩ, làm mô phạm cho người người noi theo.

Tóm lại, Đức Phật chính là một nhà hoằng pháp vĩ đại của toàn nhân loại. Những lời dạy của Ngài luôn đúng trong mọi thời đại. Giáo pháp của Ngài lan tỏa đến đâu, đều giúp chúng sanh chuyển mê, khai ngộ, lìa khổ được vui. Vì vậy, là đệ tử Phật, Ni giới cần phải noi theo gương hạnh của Ngài để tiếp nối con đường hoằng hóa độ sanh.

Thích nữ Phước Nghĩa


  1.  Thích Nhật Từ (2017), Những i ging v phạm hoằng pháp, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  2.  Thích Huệ Thông (2011), Giáo dục và hoằng pháp cơ hội và thách thức, Nxb. Văn hóa văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.125-126.
  3.  Thích Nhật Từ (2017), Những bài giảng về sư phạm hoằng pháp, Tlđd.
  4. Thích Trí Quảng (2002), Những bài giảng về hoằng pháp và trụ trì, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
  5.  Thích Chân Quang (2006), Những bài giảng hoằng pháp, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
  6. Thích Nhật Từ (Biên soạn, 2019), Quan điểm Phật giáo về cách mạng công nghiệp 4.0 và môi trường bền vững, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.65.
  7. Thích Trí Quảng (2002), Sđd.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thích Chân Quang (2006), Những bài giảng hoằng pháp, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
  2. Thích Trí Quảng (2002), Những bài giảng về hoằng pháp và trụ trì, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
  3. Thích Huệ Thông (2011), Giáo dục và hoằng pháp cơ hội và thách thức, Nxb. Văn hóa văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Thích Nhật Từ (2017), Những bài giảng về sư phạm hoằng pháp, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
  1. Thích Nhật Từ (Biên soạn, 2019), Quan điểm Phật giáo về cách mạng công nghiệp 4.0 và môi trường bền vững, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!