Đường Huyền Trang Người nối liền tư tưởng Phật giáo Ấn Hoa

Cao Tăng truyện cho rằng một người tài đức, đem khả năng của mình cống hiến cho cuộc đời một cách thầm lặng được gọi là vĩ nhân nhưng người đó không phải là danh nhân. Danh nhân là người có đức hạnh chói sáng trong thời đại của mình, nhưng người đó không phải là vĩ nhân. Cũng vậy, một danh Tăng là người dành cả cuộc đời để tôn vinh tôn giáo của mình nhưng cao tăng là người vượt trội hơn hẳn các vị khác trong tăng đoàn, bằng trí tuệ và sự cống hiến của mình sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho Phật giáo. Một cao tăng như vậy thật là hiếm thấy.


Tuy nhiên trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc vào thời nhà Đường đã xuất hiện một vị cao tăng như thế, pháp sư Huyền Trang, người được biết đến là một nhà sư, nhà chiêm bái, học giả, nhà trước tác, nhà phiên dịch tài hoa của Phật giáo Trung Quốc. Đại Đường Tây Vức ký, cuốn sách ghi lại cuộc hành trình đơn độc sang Tây Thiên thỉnh kinh của Ngài, như một minh chứng cho ý chí sắt đá, chí nguyện dõng mãnh của người đệ tử Phật một lòng vì lợi ích của công cuộc hoằng dương chánh pháp mà đặt chân lên những nẻo đường hẻo lánh đầy nguy hiểm mà thậm chí những thương đoàn hùng mạnh với sự chuẩn bị đầy đủ vẫn chùn bước. Ngài chấp nhận đánh đổi cả sinh mạng của mình với ước nguyện thỉnh Đại tạng kinh về nước, xóa bỏ khoảng cách của lời Phật dạy giữa Phạn văn và Hán tự, nối liền tư tưởng Phật giáo Ấn-Hoa, mở ra một thời đại mới cho Phật giáo, tạo nên những nền tảng vững mạnh cho sự phát triển sâu rộng và bền vững trong suốt một thời gian dài của Phật giáo Bắc truyền tại Trung Hoa nói riêng và trên thế giới nói chung.

Huyền Trang [ɕɥɛ̌n.tsâ] (Hán tự:玄奘), tục danh là Trần Huy hoặc (Trần Hy, Trần Vĩ, Trần Qui hoặc Trần Y), sinh ngày 6 tháng 4 năm 602 và mất ngày 5 tháng 2 năm 664 (niên hiệu Khai Hoàng thứ 20, đời Tùy), tại Lạc Châu huyện Câu Thị, tỉnh Hà Nam1. Huyền Trang là con út trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, ngay từ nhỏ, đã nhận được sự giáo dục nghiêm khắc theo tư tưởng Nho giáo từ người cha của mình. Nhưng dưới ảnh hưởng của người anh trai Trần Tố, là một tu sĩ Phật giáo nên năm lên mười ba tuổi, sau khi cha qua đời, Trần Huy đã xuất gia theo anh trai, sống tại chùa Tịnh Độ ở Lạc Dương trong 5 năm. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng với tư chất thông minh được bộc lộ từ rất sớm nên sau khi xuất gia, Huyền Trang đã được đặc cách cho phép theo anh trai học tập và nghiên cứu về tư tưởng Đại thừa cũng như luận thuyết của các trường phái Phật giáo khác nhau.
Năm 618, nội chiến xảy ra, triều đại nhà Tùy sụp đổ, nạn đói và chiến tranh gieo rắc sự khổ đau, chết chóc và bất ổn khắp nhiều vùng của Trung Quốc, Huyền Trang cùng anh trai chạy đến Trường An, sau đó lại đi về phía nam đến Thành Đô, Tứ Xuyên. Tại chùa Không Tuệ, hai anh em đã dành thời gian tiếp tục nghiên cứu thêm về triết học Phật giáo, bao gồm cả Abhidharma-kośa Śāstra (Câu Xá luận), ngoài ra còn học thêm về tiếng Phạn cùng các ngoại ngữ khác. Năm 20 tuổi, ông thọ cụ túc giới với pháp hiệu là Huyền Trang2.

1. Động cơ của cuộc hành trình sang Tây Trúc

Vào đầu thế kỷ thứ bảy, văn học Phật giáo Trung Quốc đã rất phong phú với số lượng lớn các bản dịch khác nhau về kinh luận của các dịch giả Trung Quốc và cả những người Ấn Độ đến Trung Quốc. Là một người có Huyền Trang đã đi khắp mọi vùng để cầu học với nhiều vị giáo sư có tiếng thuộc các tông phái Phật giáo Trung Quốc bấy giờ và ông đặc biệt bị thu hút bởi triết lý duy tâm của trường phái Du Già (Yogacara) qua bộ Du Già Sư Địa luận do Vô Trước và Thế Thân trước tác từ một số bản dịch do ngài Chân Đế (Paramartha) (499-569) dịch sang Hán ngữ trước đó, nhưng các bản dịch này không được đầy đủ, điều này khơi dậy sự tò mò và ý niệm tìm kiếm một văn bản đầy đủ nhất đã nhen nhóm trong suy nghĩ của Huyền Trang.

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu các văn bản Phật giáo, Huyền Trang nhận thấy rằng chúng có rất nhiều điểm khác biệt do có nhiều cách giải thích khác nhau về lời dạy của Đức Phật, gây nên sự tranh cãi giữa các tông phái Phật gáo đương thời và nhiều bản dịch rất tối nghĩa làm ông cảm thấy bối rối không biết đâu là chánh đạo, các vị thầy ông tìm đến tham học cũng không có câu trả lời thỏa mãn. Nhận thấy điều này là một trở ngại lớn cho người học Phật về sau. Lấy cảm hứng từ Pháp Hiển, một vị cao tăng trong triều đại Đông Tấn, cũng vì lý do tương tự khi nghiên cứu các văn bản luật đã khiến ông trở thành người đầu tiên thực hiện thành công chuyến hành hương sang đất Ấn và thỉnh về rất nhiều kinh luật bằng chữ Phạn, từ đó giải quyết những vấn đề bối rối mà Phật giáo đương thời gặp phải. Bấy giờ, khi hay tin Trường An có một vị cao tăng đến từ Nalanda (Ấn Độ), Huyền Trang đã đến xin thỉnh giáo nhằm làm sáng tỏ những mối nghi và được vị ấy khuyên hãy đến trung tâm Phật học Nālandā ở vương quốc Magadha để theo học. Từ đó, Huyền Trang nung nấu ý định sẽ sang Ấn Độ một chuyến để tìm hiểu, sưu tầm các văn bản Phật giáo, mang về Trung Quốc:

“Mục đích cuộc hành trình của tôi không phải để có được những lợi dưỡng cá nhân. Đó là bởi vì tôi hối tiếc, ở đất nước tôi, giáo lý Phật giáo không hoàn hảo và kinh điển không đầy đủ. Có điều gì nghi ngờ, tôi muốn đi tìm sự thật, và vì vậy tôi quyết sang phương Tây, mạo hiểm cả tính mạng của mình để tìm kiếm những giáo lý mà tôi chưa từng được nghe, để tinh hoa của kinh điển Đại thừa sẽ không chỉ được gieo rắc ở Kapilavastu mà sự thật cao siêu cũng có thể được biết đến ở đất nước phương Đông3.”

Chúng ta nhận thấy, chuyến Tây du của Pháp Hiển vào thế kỷ thứ V đã nhóm lên ý định “nhập Trúc cầu pháp” của Huyền Trang. Tuy nhiên, giữa động cơ thực hiện chuyến Tây du của Pháp Hiển và Huyền Trang đã có sự khác biệt, chuyến đi Ấn của Pháp Hiển với mục đích quan sát đời sống thực hành giới luật của chư tăng tại các tu viện nơi đất Phật đồng thời sưu tầm các văn bản luật tạng mang về nước để bổ sung và cải thiện tình trạng rối ren, sa sút về giới luật của Tăng già Trung Quốc thời đó. Còn Huyền Trang, ông khởi hành cuộc Tây du với ba mục tiêu được xác định rõ ràng: chiêm bái Phật tích, nghiên cứu Phật lý và sưu tầm Kinh điển4. Mục đích chính vẫn là nghiên cứu, học hỏi về Luận Ðại thừa Du già Sư Ðịa và mong muốn mang về Trung Quốc, dịch thuật, phổ biến để giải quyết các tranh cãi giữa các trường phái triết học Phật giáo Trung quốc và làm sáng tỏ giáo lý Phật giáo lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, nhà Đường đang chìm trong hỗn loạn, tình trạng bất ổn về quân sự đang diễn ra trên diện rộng nên triều đình đã ban hành lệnh cấm thần dân không được phép ra khỏi biên giới. Vì vậy, khi Huyền Trang đến trình về chuyến đi của mình, đã bị vua Đường Thái Tông từ chối.

Bất chấp lệnh cấm của triều đình, vào tháng tám niên hiệu Trinh Quán thứ 3 (629 TL), Huyền Trang đã bí mật thực hiện chuyến hành hương của mình, năm đó Ngài 26 tuổi, một độ tuổi còn rất trẻ, dám nghĩ dám làm và tràn đầy nhiệt huyết phụng sự cho Đạo Pháp. Chính ước muốn làm sáng tỏ giáo lý nhà Phật mà ông nung nấu trong lòng bấy lâu đã trở thành ngọn lửa của niềm tin khiến ông sẵn sàng đánh đổi tính mạng và là động lực mạnh mẽ để khiến một Huyền Trang đơn độc chấp nhận lặng lẽ vững bước trên hành trình “nhập Trúc cầu Pháp” của mình. Chính Ngài đã viết: “Ta thà đến được Tây Vức mà chịu chết còn hơn trở về Đông độ mà được sống.” (C:3b, 18). Chuyến Tây du của Pháp Hiển trước đó được thực hiện năm 60 tuổi, với sự chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu và có các vị pháp lữ đồng hành: Huệ Cảnh, Đạo Chỉnh, Huệ Ứng, Huệ Ngôi5.


Cả Huyền Trang và Pháp Hiển đều xuất phát từ Trường An, kinh đô của triều đại nhà Đường, nhưng hành trình của họ lại khác nhau. Nếu như Pháp Hiển có đủ điều kiện thể đi trực tiếp băng qua sa mạc Taklamakan, qua Cao nguyên Pamir, thì vì tránh lệnh của triều đình, Huyền Trang buộc phải chọn đi đường vòng hết sức nguy hiểm. Ngài đi dọc theo con đường tơ lụa, đi về phía bắc của Sa mạc Takla Makan, qua các ốc đảo dọc theo sa mạc Gobi như Turfan, Karashar, Kucha, Tashkent và Samarkand, sau đó vào Bactria, băng qua dãy núi Hindu Kush vào các thành phố Kapisha, Gandhara và Kashmir ở tây bắc Ấn Độ. Từ đó, ông đi thuyền xuôi theo sông Hằng đến Mathura, sau đó đến thánh địa của Phật giáo ở phía Đông sông Hằng, nơi ông đến vào năm 6336.

2. Thời gian ở Ấn Độ

Huyền Trang ở lại Ấn Độ trong hơn một thập kỷ, ông đã đến thăm tất cả các thánh địa gắn liền với cuộc đời của Đức Phật, tuy nhiên, phần lớn thời gian, ông dành cho việc nghiên cứu triết học Phật giáo. Huyền Trang đã đi khắp nơi trên xứ Ấn để tham học với nhiều vị luận sư thuộc các trường phái Phật giáo khác nhau trong vòng 5 năm trước khi đến giảng dạy và nghiên cứu tại tu viện Nālandā. Tại Nālandā, theo ghi chép của Huyền Trang, số lượng giảng sư tại Nālandā bấy giờ vào khoảng năm 1.510 người. Trong số này, khoảng 1.000 vị có thể giải thích 20 bộ kinh và luật, 500 vị có thể giải thích 30 bộ và chỉ có 10 vị có thể giải thích 50 bộ và Huyền Trang là một trong số ít người có thể giải thích từ 50 bộ trở lên7.

Cũng tại đây Ngài được thọ giáo trực tiếp và trở thành học trò xuất sắc của đại sư Giới Hiền (Silabhadra) trụ trì tu viện Nālandā, là một vị Luận Sư nổi tiếng của phái Du già (Yogācāra), lúc đó đã 106 tuổi.

Khi ở Nālandā, Huyền Trang đã có cơ hội hoàn thiện kiến thức về Phạn ngữ, triết học Phật giáo, triết học Bà La Môn giáo và thông thạo kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác như y học, thiên văn, địa lý, kỹ thuật. Ngoài ra, ông còn tham gia vào các cuộc tranh luận về tôn giáo và triết học với những người Bà La Môn, Kỳ Na giáo và những người theo đạo Phật có tư tưởng cực đoan, kết quả ông đều giành chiến thắng thuyết phục8. Danh tiếng của Huyền Trang sau các cuộc tranh luận tôn giáo và triết học ngày càng vang dội khắp xứ Ấn, ông nhận được sự tôn kính của không chỉ riêng quốc vương Ấn Độ mà còn của các vị lãnh đạo quyền lực tại tấc cả các quốc gia Trung Á khác mà ông đi qua, điều đó cũng là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho chuyến hành trình trở về Trung Quốc của Huyền Trang vào năm 643.


Trong thời gian ở Ấn, Huyền Trang đã sưu tầm được rất nhiều tài liệu, kinh sách có giá trị để mang về Trung Quốc. Số lượng kinh sách mà Ngài nghiên cứu sưu tập được lên tới 657 bộ Trong đó có 224 bộ kinh Đại thừa, 192 bộ luận Đại thừa, 15 bộ kinh luận luận của phái Thượng tọa, 15 bộ của phái Đại chúng, 15 bộ thuộc phái Chánh lượng, 22 bộ của phái Di-sa-tắc, 17 bộ của phái Ca-diếp-tỉ-la, 42 bộ của phái Pháp-mật, 67 bộ của phái Nhất thiết hữu, 36 bộ Nhân minh luận, 13 Thanh minh luận và khoảng 520 quyển thuộc những bộ phái khác. Nếu so với cuộc Tây du của Pháp Hiển một nhà chiêm bái thuần túy thì Huyền Trang có thể được xem như là một nhà chiêm bái, học giả uyên bác và một nhà tranh luận với biện tài xuất sắc.

3. Trở lại Trung Quốc và sự nghiệp Phiên dịch của ông

Với suy nghĩ: “Pháp Vương (tức là Đức Phật) đã sáng lập ra giáo lý của mình và chúng ta nên truyền bá chúng là điều thích hợp. Làm sao chúng ta có thể quên đi những người chưa giác ngộ trong khi chúng ta đã đạt được lợi ích trong chính tâm mình9?” Sau những thành công đạt được ở Ấn Độ và Trung Á, năm 643, Huyền Trang quyết tâm trở về Trung Quốc với số kinh sách mình đã dày công sưu tập.

Trái ngược với Pháp Hiển đơn độc trong cuộc hành trình trở về bằng đường biển, vì những người bạn đồng hành đã bỏ mạng dọc đường, chỉ còn Đạo Chỉnh đến được Ấn thì cuối cùng cũng chọn lưu lại không quay về nữa, hành trình trở về của Huyền Trang được sự hộ tống của quân đội do nhà vua Harsha gửi theo, để vận chuyển số kinh sách, tượng Phật mà ông đã thu thập được từ tiểu lục địa Ấn Độ. Vua Harsha còn tặng ông một con voi khỏe nhất và tặng thêm nhiều vàng bạc để làm lộ phí. Nhà vua cũng viết thư giới thiệu gửi đến các nước mà Huyền Trang sẽ đi qua trên con đường trở về nhà10.

Huyền Trang đi ngược ông Hằng, trở về bằng con đường xuyên qua Trung Á, qua Pamirs đến Đôn Hoàng. Được sự cho phép của Đường Thái Tông, sau 17 năm ròng rã hành trình của Ngài đi qua 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, Huyền Trang đã về đến kinh đô Trường An vào ngày 24 tháng Giêng năm 645 (Năm Trinh Quán thứ 19 đời Ðường), trong sự hân hoan, đón tiếp nồng hậu của triều đình và mọi tầng lớp nhân dân, năm đó ông 43 tuổi. Sau khi yết kiến vua, Huyền Trang đã đến ở tại chùa Hồng Phúc, nơi ông tập trung cho việc phiên dịch những văn bản tiếng Phạn mà ông đã sưu tầm được.

Năm 646, theo yêu cầu của Hoàng đế, Huyền Trang đã hoàn thành cuốn sách Đại đường Tây vực ký gồm 12 quyển tường thuật về cuộc hành trình vĩ đại của ông. Nếu so với “Phật Quốc ký” của Pháp Hiển chủ yếu phản ánh một cách trung thực nhất về đời sống tại các tu viện ở Ấn Ðộ và Tích Lan vào thế kỷ thứ V 11thì bút ký của Huyền Trang đồ sộ, phong phú hơn không chỉ ở số lượng các địa danh mà ông đi qua mà trong đó còn ghi chép rất nhiều chi tiết về địa lý thiên nhiên, khí hậu, con người, phong tục tập quán, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, văn tự, kiến trúc, chùa tháp, Phật tích… của các nền văn hóa dọc theo Con đường Tơ lụa. Đây là nguồn tài liệu hết sức quý giá cho các nhà khảo cổ, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử trên thế giới. Tháng 3 năm 652, vua Ðường Cao Tông cho xây dựng một ngôi tháp năm tầng gọi là Đại Nhạn, ở phía Tây chùa Từ Ân làm nơi để chứa Kinh điển và tượng Phật đem về từ Ấn Ðộ.

Dưới sự bảo trợ của triều đình, sự cộng tác của đội ngũ các vị Tăng sĩ có trình độ, thông thạo Phạn ngữ, Hán ngữ và tinh thông giáo lý Đại thừa lẫn Nguyên thuỷ Phật giáo, Huyền Trang đã tổ chức một hội đồng dịch thật tại Trường An, với các chức danh tương ứng với vai trò đảm nhiệm trong hội đồng dịch thuật gồm: Dịch chủ là người chỉ đạo, tinh thông Hán, Phạn, nghĩa lý phán đoán xác thực, chức vụ này do Ngài Huyền Trang đảm nhiệm. Vị bút thọ dịch từ Phạn văn ra Hoa văn; Ðộ ngữ là người thông thạo tiếng Phạn, đọc lên để nghe âm vận, nếu không ổn thì phiên âm lại. Chứng Phạn là người đem so lại bản dịch với Phạn văn có đúng không. Nhuận văn làm công việc chỉnh chu bản dịch cho hợp với văn phạm Trung Hoa. Chứng nghĩa đem bản dịch so lại nghĩa lý nguyên bản, nếu sai thì chữa lại và vị Tổng khám là người xét chung lại một lần cuối cùng trước khi hoàn thành bản dịch12.

Nếu như Ngài Cưu Ma La Thập khi tổ chức dịch thuật, chú trọng âm vận và ý chính của bài kinh, không quan trọng vấn đề văn phạm Hán ngữ, thì ngược lại Huyền Trang, chú trọng đến mọi phương diện, cấu trúc văn phạm, nghĩa lý chặt chẽ trong bố cục của toàn văn bản nên các bản dịch khúc chiết, rõ ràng, chính xác hơn. Huyền Trang rất cẩn trọng trong phương pháp dịch thuật, ông đưa ra nguyên tắc “ngũ chủng bất phiên”, đồng thời kế thừa và phát huy hai truyền thống phiên dịch trước đó là trực dịch (lối dịch thời Hán) và ý dịch (lối dịch thời Lục Triều), khai sáng ra đường lối phiên dịch mới (còn gọi là Tân dịch) và những bản dịch trước thời Huyền Trang được xem là Cựu dịch. Nhìn chung, các bản dịch của ông có thể được chia thành ba giai đoạn: sáu năm đầu (645-650), tập trung vào Du-già Sư Địa Luận (Yogacarabhumi-sastra); mười năm giữa (651-660), tập trung vào A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (Abhidharmakosa-sastra); và bốn năm cuối (661-664), tập trung vào bộ kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật (Maha-prajnaparamita-Sutra13.

Trong suốt 19 năm sau khi trở về từ Ấn Độ cho đến ngày viên tịch (645-664 TL), Huyền Trang đã tổ chức dịch được 75 bộ kinh chữ Phạn, gồm 1.335 quyển, trong số đó bao gồm một số kinh điển Đại thừa quan trọng. Đây là một thành tựu to lớn trong dịch thuật của Huyền Trang, trong khi trước đó, vào thời của Pháp Hiển, triều đình chưa có sự bảo trợ đối với công tác phiên dịch, một phần sau khi về nước, Pháp Hiển đã 74 tuổi, cùng với một nhà sư Ấn Độ là ngài Phật Đà Bạt Đà (Buddhabhadra), tại chùa Đạo tràng, trong khoảng 8 năm, dịch được: luật Ma Ha Tăng Kỳ, kinh Phương Đẳng, Nê Hoàn, Duy A Tì Đàm Tâm luận, tổng hơn trăm vạn chữ, những kinh luật khác vẫn chưa được dịch14.

Được sự ủng hộ của Đường Thái tông, Huyền Trang kiến lập dịch trường hoàn chỉnh quy cách, bản thân ông là một người Trung Quốc nên rất vững vàng về văn hóa, văn phạm Hoa ngữ, lại là một học giả tinh thông tiếng Phạn, có thời gian học tập nghiên cứu lâu dài bên Ấn Độ và thông đạt tri thức Phật học, nên trực tiếp chủ trì phiên dịch và thẩm định, từ đó chất lượng các bản dịch rất nghiêm túc tinh tế, lập luận chính xác các khái niệm, đồng thời khắc phục những hiểu nhầm, sai sót trong bản dịch trước đó.

Có thể nói, nối tiếp sau cuộc hành trình của Pháp Hiển vào thế kỷ thứ V, chuyến Tây Du của Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII đã bổ sung gần như đầy đủ số lượng Tam tạng Kinh điển của các bộ phái Ấn Độ (bằng Phạn ngữ) ở Trung Quốc, và đã dần được dịch sang Hán ngữ với kỹ thuật phiên dịch hoàn thiện hơn từ thời Huyền Trang trở về sau. Phật giáo cũng đã bắt đầu phát triển rộng khắp Trung Hoa, trở thành tôn giáo được rất nhiều triều đại sùng kính, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và lịch sử của không chỉ Trung Hoa mà còn cả khu vực Đông Á.

Về sau, khi Phật điển bằng Phạn ngữ bị thất lạc và thiêu hủy bởi sự xâm lăng của Hồi giáo tại Ấn Độ, Tam tạng Thánh điển Hán tạng trở thành nguồn khảo cứu vô cùng giá trị để tìm hiểu về quan điểm, phương pháp luận và triết thuyết của các bộ phái Phật giáo. Đặc biệt, qua sự tương đồng trong nội dung giáo lý, tư tưởng giữa các văn bản Hán tạng và Pali tạng cho thấy dù Phật giáo được truyền thừa và phát triển theo hai hướng Nam Bắc khác nhau, nhưng tinh thần giải thoát, tư tưởng, giáo lý căn bản trong lời Phật dạy vẫn không thay đổi.
Nghĩ về sự vĩ đại của Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đã vô cùng cảm kích:

Tống, Tấn, Tề, Lương, Đường đại giang
Cao Tăng cầu pháp ly Tràng An
Khứ nhân thành bách quy vô thập
Hậu giả an tri tiền giả nan.

Lịch sử Phật giáo Trung Quốc trải qua năm triều đại từ nhà Tống, Tấn, Tề, Lương và đến đời Đường, các vị cao Tăng rời Trường An nhập Trúc cầu pháp đã có hơn 100 người nhưng số người thành tựu sở nguyện quay trở về không được 10 người và Huyền Trang là một trong số ít người ấy. Chính sự cảm phục đối với những bậc tiền nhân đã “nhập Trúc cầu pháp” ấy, đã thôi thúc Nghĩa Tịnh thực hiện chuyến Tây du vào năm 671 TCN.


Sự thành công của Huyền Trang không chỉ nằm ở con số 657 bộ kinh, luật, luận bằng tiếng Phạn được Ngài thỉnh về nước hay ở cuộc hành trình trong suốt 17 năm mà còn ở chất lượng các bản dịch và hơn hết là phương pháp dịch ưu việt của ông. Cùng với Cưu Ma La Thập (Kumarajiva), Chân Đế (Paramartha) và Bất Không (Amoghavajra), Huyền Trang được tôn xưng là một trong bốn dịch giả vĩ đại của Phật giáo. Đến nay, đã nhiều thế kỷ đã trôi qua nhưng nhân cách cao đẹp và sự vĩ đại của Huyền Trang luôn chói sáng, là tấm gương cho bao thế hệ những người xuất gia trẻ trong lý tưởng tu học và phụng sự Đạo pháp.

Huệ Quang (ĐSHĐ-103)


  1. The Silk Road Journey With Xuanzang, 1996, tr.10, 193
  2. Li Rongxi (1995), A Biography of the Tripitaka Master of the Great Ci’en Monastery of the Great Tang Dynasty, tr.12-17.
  3. Yung-hsi, Li (1959). The Life of Hsuan Tsang by Huili (Translated), tr. 28.
  4. Nguyên tác Thích Minh Châu, TN. Trí Hải dịch, Huyền Trang – Nhà Chiêm Bái và học giả, (nguồn truy cập: thuvienhoasen.org)
  5. Nguyên tác Thích Minh Châu, TN. Trí Hải dịch, Pháp Hiển Nhà Chiêm Bái, tr. 35
  6. Sally Wriggins, The Silk Road Journey With  Xuanzang, tr 21-40
  7. Mookerji, Radhakumud. Ancient Indian Education: Brahmanical and Buddhist. 1989, tr. 565
  8. Matthew Z. Dischner, Xuanzang, https://sogdians.si.edu/sidebars/xuanzang/
  9. Tansen Sen, Education about Asia, Volume 11, Number 3 Winter 2006, https://www.asianstudies.org/wp-content/uploads/the-travel-records-of-chinese-pilgrims-faxian-xuanzang-and-yijing-sources-for-cross-cultural-encounters-between-ancient-china-and-ancient-india.pdf
  10. Sally Hovey Wriggins, Xuanzang on the Silk Road”
  11. Pháp Hiển nhà chiêm bái, tr. 13
  12. Võ Đình Cường, Đường Tam tạng thỉnh kinh, NXB. Tôn giáo, 2000, (nguồn truy cập: thuvienhoasen.org)
  13. Der Huey Lee, Xuanzang (Hsüan-tsang) (602—664), https://iep.utm.edu/xuanzang/
  14. Cao tăng truyện sơ tập, tr.126
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC