Suy ngẫm một vài ngộ nhận trong Ni đoàn Phật giáo (Phần 2)

2. Chánh pháp có thật sự tổn giảm khi cho Nữ giới xuất gia?

Đây là một câu hỏi có tính thách đố lớn. Vì ngoại trừ Phật, không ai dám khẳng định chắc chắn được điều này khi chưa đến thời điểm sau cùng Phật pháp bị hủy diệt. Tuy nhiên, để xây dựng và hiểu tốt về mặt nhận thức, hậu học chỉ có thể đánh giá các quan điểm dựa vào kinh điển.

Nhìn về hệ thống Nikāya, A Hàm và Luật tạng đều có sự kiện Thế Tôn xác nhận chánh pháp bị tổn giảm 500 năm do sự xuất gia của người nữ. Trong đó, nội dung tóm lược, Đức Phật dạy như sau: “Này A-Nan-Đà, nếu người nữ không đạt được sự xuất gia rời nhà sống không nhà trong Pháp và Luật đã được đức Như Lai công bố, này A-Nan-Đà, Phạm hạnh có thể sẽ được tồn tại lâu dài, Thánh Pháp có thể tồn tại một ngàn năm. Này A-Nan-Đà, bởi vì người nữ đã xuất gia… giờ đây Phạm hạnh sẽ không tồn tại lâu dài, này A-Nan-Đà, giờ đây Thánh Pháp sẽ tồn tại chỉ còn năm trăm năm.1,2,3“,, Tuy nhiên khi đối chiếu với bản ‘Tỳ Ni Mẫu Kinh’ thì sự kiện này thuộc về 1 trong 10 quan điểm kỳ thị nữ giới của Ca-diếp4. Như vậy, rất có khả năng đây là sự sơ suất trong quá trình biên tập bởi những người có quan điểm trọng Luật đã đưa nó vào các văn bản kinh điển như để tạo ra một sự chặt chẽ. Có thể, do đây mà về sau Ngũ Phần Luật cũng có sự kiện “các Tỳ-kheo không giáo thọ Tỳ-kheo-ni, không vì họ nói pháp, do đó cho nên, họ không có sở đắc, mà lại mắng nhiếc: “Do các ngươi nên khiến chánh pháp Phật giảm năm trăm năm, khiến mọi người không kính Sa-môn, khinh tiện Tỳ-kheo, không cúng dường thêm5.”

Ở đây, nhìn nhận khách quan thì việc nữ giới xuất gia như một bài toán được giải đáp theo trình tự, không giải quyết theo kiểu đường đột, nhất thời. Nhìn từ bản kinh văn, nó đi từ bối cảnh xã hội, Tăng đoàn cho đến bậc Đạo sư với những điều kiện cụ thể. Những điều kiện đó không chỉ làm an ổn đời sống chư Ni khi bước vào cửa giải thoát, không chỉ làm hài hòa quan kiến dư luận của xã hội, của Tăng già mà nó còn đảm bảo được sự trường tồn của Phật pháp. Dĩ nhiên, với tuệ giác và tâm lượng đại từ bi của Đức Phật, Ngài không thể thâu nhận đồ chúng theo kiểu để có quân số đông và bỏ ngỏ khát khao giải thoát của họ. Bởi lẽ, nếu chỉ dừng lại ở đó, chẳng khác nào Thế Tôn lượm những con người bị nô lệ từ bên ngoài xã hội vào để thêm một lần nữa chà đạp họ bằng những bản án chê bai, trách móc của Tăng già.

Đáng tiếc, mãi đến nay còn tồn tại khá nhiều những ngộ nhận dành cho Ni đoàn. Phần lớn độc giả tập trung vào Bát Kỉnh Pháp và sự tổn giảm chánh pháp 100 năm, nhưng có lẽ ít ai để ý đến lời nhắn nhủ của Đức Thế Tôn: “A-nan, ví như người thợ đánh cá và đệ tử của người thợ đánh cá đắp đập ở khoảng nước sâu để giữ nước, không cho chảy ra ngoài; cũng vậy, này A-nan, nay Ta vì nữ nhân mà tuyên bố tám pháp tôn Sư, nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời6.” Tương tự nghĩa này, bản Pāli sáng nghĩa hơn: “Ví như, này Ananda, một người vì nghĩ đến tương lai xây dựng bờ đê cho một hồ nước lớn để nước không thể chảy qua,… trọn đời không vượt qua7.” Ở đây, gạn lọc từ nguồn tư liệu cho thấy, sự tổn giảm chánh pháp đã được Đức Thế Tôn lường trước. Chính vì biết rõ nguyên nhân nên Ngài mới cho nữ nhân một con đường hành trì Bát Kỉnh Pháp với nhiều nội dung và mục đích. Qua đó, hiểu theo ý nghĩa kinh điển: một khi người nữ đã được trang bị bởi 8 pháp này trọn đời thì việc tổn giảm chánh pháp không còn nữa. Song, nếu hiểu theo phương tiện thế gian pháp, Bát Kỉnh Pháp là cách để che mắt quan điểm “trọng nam khinh nữ” của Ấn Độ. Từ góc độ này, nếu người nữ xuất gia bỏ qua 8 pháp cung kính, tức đồng nghĩa họ từ chối quyền bình đẳng của mình và kéo theo nhiều hệ lụy làm cho chánh pháp bị lu mờ, tổn giảm. Do đó, Thế Tôn rất cẩn trọng răn nhắc chúng đệ tử Ni: “Tám trọng Pháp do Ta chính vì phòng xa đã quy định cho các Tỳ-khưu-ni cho đến trọn đời không được vi phạm8.” Nhờ trí tuệ sâu xa ấy mà người nữ đã có một văn bản chính thức xác nhận không làm thương tổn chánh pháp dưới bất cứ bản cáo trạng nào có tính bẻ lái, chèn ép nữ nhân khi họ vâng giữ 8 điều cung kính.

Hơn thế, điều đáng ghi nhận về việc làm mất chánh pháp được Thế Tôn khẳng định ở một vài văn bản khác: “… này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất… khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm diệu pháp biến mất9.” Sau đó, Ngài nhấn mạnh, có năm thối pháp khiến cho diệu pháp bị hỗn loạn và biến mất vì: “Các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Đạo Sư, sống không tôn kính, không tùy thuận Chánh pháp, sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng, sống không tôn kính, không tùy thuận học giới, sống không tôn kính, không tùy thuận đối với Thiền định10“. Từ đoạn kinh này, rõ ràng Đức Phật không hề hạ thấp người nữ, ngược lại muốn nâng cao địa vị của họ, khiến cho họ ý thức được vị trí quan trọng của mình trong xã hội. Như vậy, Bát Kỉnh Pháp chính là ý muốn mà Thế Tôn thiết lập để người nữ có địa vị, quả vị xứng đáng trong giáo pháp của Ngài mà không bị trở ngại nào bởi sự kỳ thị giới tính. Đó là cơ sở để “thành lập Giáo hội Ni giới sống độc thân đầu tiên cho phụ nữ với những kỷ luật và những giới điều thích hợp11.”

Điều tế nhị hơn mà người viết muốn bàn ở đây chính là những nữ hoàng gia, quyền lực, trí thức như Mahāpajāpati Gotami và 500 công nương. Ngoài đại diện làm thân quyến của Đức Thế Tôn, họ cũng đại diện cho nữ giới trí thức của xã hội Ấn Độ. Lẽ nào họ lại nhỏ nhen, ích kỷ chen chân vào cái thế giới vô sản mà con mình gầy dựng bao nhiêu lâu để cho cái nhiệm mầu của đạo ấy bị hủy diệt bớt một nửa giá trị? Do vậy, sẽ không hợp lý khi những nữ trí thức này biết rằng việc dự vào chúng xuất gia của mình làm cho chánh pháp bị hủy diệt 500 năm. Ở góc độ nhận thức khác, giả sử nếu sự tổn giảm chánh pháp có xảy ra trong một đời sống Ni chúng đầy đủ Bát Kỉnh Pháp thì những giáo thuyết của Đức Thế Tôn cho nữ giới trở nên vô nghĩa, bao gồm cả giá trị bình đẳng quả vị giải thoát. Đồng thời, nó biến Ngài trở thành người đầu tiên tự bẻ gãy giáo lý của mình, cũng là người đầu tiên tạo tội và đẩy án oan cho người nữ mà nạn nhân là những người trong dòng dõi thân tộc Sakya. Nhưng may mắn, điều này không xảy ra.

Phương án sau cùng giải quyết cho ngộ nhận người nữ làm tổn giảm chánh pháp được tìm thấy trong lời Phật dạy: “Này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt đưa qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các ông cần hiểu ví dụ cái bè… Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp12.” Sở dĩ nó có sự lựa chọn này vì nó vươn tới ý nghĩa sau cùng của chánh pháp. Ở đó, mọi khái niệm, hình thức, luận lý dường như vô nghĩa bởi tinh thần vô chấp, vô ngã quá lớn. Lớn đến nỗi chánh pháp còn phải bỏ thì Ni đoàn có làm tổn giảm chánh pháp hay không cũng không còn quan trọng trong nhận thức của bậc giác ngộ.

1. Giới luật phải chăng nửa tháng tụng một lần?

Tăng chúng trong 12 năm đầu thanh tịnh nên sinh hoạt thiền môn cũng có vẻ đơn giản trong các quy chế. Theo kinh văn, việc tụng đọc giới bổn trong những năm đầu do Thế Tôn thân hành thuyết giáo. Mãi đến khi trong Chúng có người phạm trọng giới, Ngài mới dạy: “Này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy hành trì Uposatha (Bố-tát), hãy đọc giới bổn. Bắt đầu từ nay, này các Tỷ-kheo, Ta sẽ không đọc giới bổn. Này các Tỷ-kheo, không có sự kiện, không có cơ hội rằng Như Lai có thể đọc giới bổn trong một hội chúng không thanh tịnh13.”


Tuy nhiên, ngày nay có khá nhiều ý kiến tranh luận Đức Phật không dạy mỗi tháng tụng 2 lần và xem nhẹ giá trị của việc tụng đọc giới bổn. Thực tế, khi tra cứu lại các bản kinh, việc tụng đọc giới bổn một tháng hai kỳ trong các bổn luật Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni là có cơ sở từ kinh điển và thậm chí được hành trì rất sớm khi giới luật mới chỉ có chừng 150 giới. Điều này được ghi lại trong kinh Tăng Chi với lời dạy: “Này các Tỷ-kheo, bản tụng đọc này, gồm hơn 150 học giới cần phải đọc nửa tháng một lần, ở đây, các người thiện nam tử muốn được lợi ích, học tập bản tụng ấy14…” Cũng trong bản kinh văn này có sự xuất hiện của một Tỳ-kheo than vãn với Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, hơn 150 học pháp này, nửa tháng một lần con phải tụng đọc, ở đây, con không có thể học nổi15.”

Cho đến văn hệ A Hàm, dẫu số lượng các điều giới đã tăng nhưng không vì thế, mà Ngài có sự thay đổi trong các cách thức duy trì đọc tụng giới bổn, Tăng chúng vẫn đều đặn với “Hơn hai trăm năm mươi giới, cứ mỗi nửa tháng, lại thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa16.” Thông lệ này được phổ cập trong đời sống Tăng già Nguyên thủy, ở đó bất cứ đệ tử nào của Đức Thế Tôn đều phải thực hành, dầu có rất nhiều vị “… sống trong rừng núi, tại các trú xứ xa vắng; sau khi đi sâu vào trong rừng núi, trong các trú xứ xa vắng, sống tại các chỗ ấy, và nửa tháng một lần mới trở về giữa Tăng chúng để tụng đọc Giới bổn17.”

Như vậy, về mặt hình thức, việc tụng đọc giới bổn một tháng hai kỳ đã có mặt và được Tăng chúng hành trì dưới thời Đức Phật. Tuy nhiên, điều này không chỉ được Đức Phật nhắc nhở cho Tỳ kheo, Ngài còn nhấn mạnh đến Tỳ-kheo-ni ngay trong tám điều cung kính: “… A-nan, Tỳ-kheo-ni cứ mỗi nửa tháng phải đến thọ giáo nơi Tỳ-kheo. A-nan, Ta đã vì nữ nhân mà tuyên bố pháp Tôn sư thứ hai. Nữ nhân không được trái phạm, nữ nhân phải phụng trì suốt đời18,19.”, Tương đồng ý nghĩa này, Luật tạng cũng đề cập: “Vị Tỳ khưu ni vào mỗi nửa tháng nên mong mỏi hai việc từ hội chúng Tỳ-khưu: Việc hỏi ngày lễ Uposatha và việc đi đến (để nghe) giáo giới; nếu vượt quá hạn ấy thì phạm tội pācittiya.20” Với những dữ liệu được trình bày, thiền môn rất cần việc chỉnh đốn hình thức giữ gìn giới luật này. Bởi lẽ nó không chỉ là một nét đẹp văn hóa tôn giáo chỉ có ở đạo Phật mà nó còn là con đường thanh lọc nội tâm, xây dựng phạm hạnh, tề chỉnh, trang nghiêm thân tướng tất cả những người tu học giải thoát.

Dầu vậy, nếu nói ở nghĩa giải thoát của giới luật thì có phải chăng mỗi tháng chỉ cần tụng đọc hai lần? Nếu dừng lại ở phạm vi này, chẳng khác nào tán thành 28 ngày còn lại hành giả được tự tác buông lung, phóng túng. Do vậy, ý nghĩa đọc tụng, thanh lọc được hiểu sâu xa hơn. Cụ thể, khơi gợi từ lời di huấn: “… sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các ngươi21,” thì Luật ở đây không chỉ là 250 hay 348 giới mà nó là những định luật, những nguyên lý tất yếu không thể thiếu trong đời sống phạm hạnh. Người hiểu và hành được tức là người “tự thắp sáng mình; thắp sáng bởi pháp,… tự nương tựa mình, nương tựa nơi pháp22…”

Nối tiếp ý tưởng này, nếu căn bản luật được dựa trên nền tảng:

“Chớ làm các điều ác.
Vâng làm các điều lành.
Tự thanh tịnh tâm ý23…”

Thì điều này đồng nghĩa rằng: chừng nào chưa thanh lọc hết các cấu uế trong tâm chừng ấy người xuất gia vẫn còn trì tụng giới luật. Dĩ nhiên, nó không chỉ tụng đọc theo định kỳ mà phải trì tụng trong từng ý niệm nói năng, động tĩnh. Một đời sống như Pháp, như Luật vốn đã được Thế Tôn định hướng rất rõ cho chư Tỳ kheo Ni: “… Những pháp đưa đến ly tham, không đưa đến tham dục; đưa đến ly hệ phước, không đưa đến hệ phước; đưa đến không tích tập, không đưa đến tích tập; đưa đến ít dục, không đưa đến dục lớn; đưa đến biết đủ, không đưa đến không biết đủ; đưa đến nhàn tịnh, không đưa đến tụ hội; đưa đến tinh tấn, không đưa đến biếng nhác; đưa đến khó dễ nuôi dưỡng, không đưa đến khó nuôi dưỡng”. Này Gotamì, hãy thọ trì nhứt hướng rằng: “Ðó là phải Pháp, đó là phải Luật, đó là lời dạy của bậc Ðạo sư24.”

Trở về với sự ứng dụng tinh thần giới luật trong đời sống tu học ngày nay, người xuất gia đọc thuộc giới bổn đã ít, việc hành trì thấu đáo lại càng ít hơn. Với các cảnh duyên bận rộn, tinh thần trì tụng giới luật cũng tùy tiện lược qua theo với sự ngụy biện được chấp nhận như một ‘phương tiện’. Đành rằng, phạm hạnh không hoàn toàn được đánh giá bởi việc ráo riết tụng đọc các giới bổn, song việc loại bỏ hình thức này trong đời sống của những người tu học chưa đạt định là việc làm không nên có. Thông qua việc lưu giữ nét truyền thống này, các hành giả học đạo có thể thấy rõ pháp nào phù hợp với thực tiễn, pháp nào mang giá trị giải thoát từ thân hành, tâm hành cho người tu sĩ. Đồng thời sẵn sàng đón nhận thêm những nguyên tắc đạo đức sống mới trong bối cảnh tu học hiện tại thay vì chỉ dừng lại ở những giới điều có tính thiết thực với đời sống tu sĩ Ấn Độ thuở xưa. Thiết nghĩ, sự đọc tụng đó mới có ý nghĩa và đáng hoan nghinh trong giới tu hành khi họ phải đối diện trước sự đổi thay không ngừng của địa phương, con người và thời đại.

Sau sự chặn đứng và chữa lành vết thương cho thành phần nữ giới, Đức Thế Tôn được truyền tụng như một cứu tinh của nữ nhân Ấn Độ cho đến phụ nữ cả nhân loại về sau. Cuộc cách mạng ấy đã hơn 25 thế kỷ trôi qua nhưng đến nay vẫn còn nhiều gạn hỏi từ sách sử. Với 3 vấn đề được trình bày, nữ giới sẽ yên lòng hơn với sự dẫn lối của Đức Thế Tôn. Đồng thời, trong những trở ngại ngăn cách về lịch sử, những suy tư từ bài viết hy vọng có thể là tiền đề để những ngộ nhận được quan tâm hơn trong đời sống Ni đoàn.


Tất nhiên, việc dõi theo vết tích của chư Ni thời Đức Phật tại thế đã mở ra không ít lý thú trong sự nghiên cứu và thể nghiệm đạo lý của giới học Phật ngày nay. Tại đó, chúng ta có thể nắm bắt được đời sống của các nữ khất sĩ kể từ thời điểm độc cư rừng núi cho đến định cư trong tự viện, tịnh thất. Xuôi theo dòng chảy này mà giới luật chế định cho Ni chúng cũng trở nên phù hợp và khách quan hơn trong bối cảnh xã hội đương thời. Tất nhiên, luật định không có ý nghĩa chống chế, đối phó, che mắt sự ‘trọng nam khinh nữ’ mà hơn hết là để chư Ni tự kiểm thúc, thanh tịnh thân tâm. Ý nghĩa chân chính này cũng nhằm nhấn mạnh đến sự gìn giữ mạng mạch chánh pháp của Tăng già. Do đó, mạng mạch ấy rất cần sự nhiệt tâm tinh cần bảo tồn giới luật cả về hình thức lẫn nội dung. Tin chắc sự thọ trì ấy sẽ không làm mất đi những giá trị ngàn xưa đã tạo dựng, càng không say mê trong những tha hóa của phương tiện thọ trì về sau.

Nhật Nhã (ĐSHĐ-103)


  1. Hán dịch: Tam Tạng Tăng-già-đề-bà, Việt dịch: Tuệ Sỹ, “Kinh Trung A-Hàm Tập 1, 116. Kinh Cù-Đàm-Di”, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2008, tr. 861.
  2. Kinh Tăng Chi Bộ 2015-Tập II, VI. Phẩm Gotamī, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2015, tr. 379-380.
  3. Tỳ khưu Indacanda, “Tiểu Phẩm Tập 2, X. Chương Tỳ khưu Ni”, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2014, tr. 347.
  4. TT. Thích Hạnh Bình, “Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên”, NXB. Phương Đông, 2006, tr. 86-87. Nguồn trích: Tỳ Ni Mẫu Kinh (CBETA, T24, no. 1463, p. 818, b16-c9).
  5. Tỳ-kheo Thích Đổng Minh, “Luật Ngũ Phần 1”, NXB. Hồng Đức, Hà Nội, 2011, tr. 358.
  6. Hán dịch: Tam Tạng Tăng-già-đề-bà, Việt dịch: Tuệ Sỹ, “Kinh Trung A-Hàm Tập 1, 116. Kinh Cù-Đàm-Di”, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2008, tr. 857.
  7. Kinh Tăng Chi Bộ 2015-Tập II, VI. Phẩm Gotamī, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2015, tr. 380.
  8. Tỳ khưu Indacanda, “Tiểu Phẩm Tập 2, X. Chương Tỳ khưu Ni”, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2014, tr. 348.
  9. Kinh Tương Ưng 2 Thiên Nhân Duyên, Chương V Tương Ưng Kassapa, Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr. 386.
  10. Sđd, tr. 387.
  11. Thích Phước Sơn, “Phật Học Khái Yếu”, NXB. Văn Hóa Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, 2009, tr. 45.
  12. Kinh Trung Bộ 1, 22. Kinh Ví Dụ Con Rắn, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2012, tr. 179.
  13. Kinh Tăng Chi Bộ 3, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr. 568.
  14. Kinh Tăng Chi Bộ 1, Chương III Ba Pháp IX. Phẩm Sa-Môn, Thích Minh Châu dịch, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1996, tr. 420.
  15. Sđd, tr. 418.
  16. Sa Môn Thích Tịnh Hạnh, “Đại Tập 6-Bộ A-Hàm VI-Kinh Tạp A-Hàm Số 2, Tạp A-Hàm Quyển 29”, Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc, Taiwan, 2000, tr. 501.
  17. Kinh Trung Bộ 2, 77. Đại Kinh Sakuludāyi, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2012, tr. 36.
  18. Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VIII Tám Pháp VI. Phẩm Gotamì, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr. 654-655.
  19. Kinh Tăng Chi Bộ 3, Chương VIII Tám Pháp VI. Phẩm Gotamì, Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2005, tr. 654-655.
  20. Tỳ khưu Indacanda, “Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni”, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2014, tr. 249.
  21. Kinh Trường Bộ 1, 16. Kinh Đại Bát Niết-bàn, Thích Minh Châu dịch,  Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, 1991, tr. 663.
  22. Hán dịch: Phật Đà Da Xá Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Tuệ Sỹ, “Kinh Trường A-Hàm Tập 1, 2. Kinh Du Hành”, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2007, tr. 85.
  23. Tiểu Tạng Thanh Văn – Việt dịch: Thích Đức Thắng-Hiệu chỉnh và Chú thích: Tuệ Sỹ, “Tăng Nhất A- Hàm Tập 1”, NXB. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh, 2011, tr. 24.
  24. Kinh Tăng Chi Bộ 2015-Tập II, VI. Phẩm Gotamī, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2015, tr. 382.
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC