Chân Tịnh văn nhất phương hữu đạo chí sĩ hóa khứ, trắc nhiên thán tức, chí ư khấp thế. Thời Trạm Ðường vi thị giả, nãi viết: “Vật sinh thiên địa gian, nhất triệu hình chất, khô tử tàn đố, tự bất khả đào, hà khổ tư thương”. Chân Tịnh viết: “Pháp môn chi hưng, nại hữu đức giả chấn chi, kim giai vong hỹ. Tùng lâm suy thế dụng thử khả bốc”.
Nhật Thiệp Ký.
Thiền Lâm Bảo Huấn
Quyển Ðệ NhấtChung
Dịch nghĩa:
Chân Tịnh khi nghe biết có một đạo sĩ ở một địa phương thiên hóa1 thì ngài thương tiếc đến rơi lệ. Lúc đó Trạm Ðường làm thị giả, bèn hỏi: “Vạn vật sinh trong khoảng trời đất, một khi hình chất đã thành, thì phải khô chết tàn lụi, tựa hồ như không thể tránh khỏi đưọc, vậy vì
lẽ khổ đau gì mà tự ngài phải đau lòng đến thế?”. Chân Tịnh nói: “Sự hưng thịnh của pháp môn, đều nhờ vào người có đức mà hưng thịnh, nay thì đều mất vậy. Sự suy vi của tùng lâm, phải lấy đó làm chiêm nghiệm.
Cửu Phong Tập.
Hết Quyển 1
- Thiên hóa: Có nghĩa là dời hóa về một thế giới khác, tức là chết.