Từ bi như thị vô ngôn (kỳ III)

Cái nghe của quán âm

Ngày xưa, có thiền sinh trẻ với lòng cầu đạo sâu sắc, anh đến với một vị sư danh tiếng lẫy lừng thời bấy giờ. Anh chấp tay và đảnh lễ vị thầy rất trịnh trọng. Anh thưa:

– Thưa Thầy, con là kẻ phàm phu nay nương nhờ cửa Phật, kính mong Thầy thương xót mà nhận con làm đồ đệ.

– Anh hình như là người miền núi

Vị Thiền sư khẽ mỉm cười, ông chậm rãi trả lời:

– Này chàng trai trẻ, từ tiếng nói mà ta đoán ra được nguyên gốc của ngươi. Nay muốn vào dưới Sơn môn ta nghe pháp thì anh hãy nói cho ta được tiếng mà trước khi cha mẹ anh sanh anh ra. Chàng ta thật sự lúng túng, không biết phải làm sao. Khi cha mẹ chưa sanh ra thì lấy gì hình hài này để cất tiếng. Anh cúi đầu mà không biết nói nên lời nào. Vị Thầy nhìn anh bằng ánh mắt từ bi vô hạn rồi tiếp lời:- Thôi, con hãy cứ ra sau vườn chùa mà cuốc đất trồng khoai, tu dưỡng tâm tính. Khi nào nghe được và nói được tiếng ấy thì ta sẽ chính thức truyền pháp cho.

Anh thiền sinh lĩnh ý thầy. Lặng lẽ ra sau vườn. Cái âm thanh vượt trên vạn âm nơi công án của thiền sư đó chính là Diệu Âm Bồ-tát, và khi đã nghe ra được thanh âm ấy thì Diệu Âm Bồ-tát không còn lúc mất lúc hiện ở cõi Ta bà nữa mà là thực sự đã thường trụ ta bà. Ta gọi phương pháp để mang sự thường trụ của vị Bồ-tát ấy là Quán Thế Âm. Em chắc vẫn còn nhớ, tiếng chuông chùa vang lên sau mỗi thời công phu khuya. Thứ âm thanh đậm chất thiền vị ấy lan tỏa ra trong không gian đang co lại vì sương lạnh. Người ta vẫn bảo nhau rằng, mỗi khi quý sư thỉnh chuông thì cả cõi địa ngục, ngạ quỷ đều bị rung chuyển, các tầng trời chấn động và âm thanh còn thấu thỉnh lên cõi chư Phật. Sở dĩ, có truyền thuyết như vậy là vì cấu trúc của chuông và sự tinh tế của nghệ nhân đúc đồng đã làm cho âm thanh như vang ra và lan rộng đến vô lượng.

Tiếng chuông không tự nhiên sanh ra mà là bởi sự va chạm giữa dùi và chuông, rồi còn thêm tay người cầm dùi đánh vào chuông nữa. Cho nên, âm thanh được phát ra là sự kết hợp hoàn hảo của 3 pháp ấy. Trong 3 pháp ấy đã ẩn tàng tiếng chuông và chỉ cần đợi nhân duyên tụ hội thì thanh âm được vang lên. Nếu ta nhìn sâu thêm một chút nữa, vào dùi chuông sẽ thấy đó là một thân cây gỗ được người thợ mộc đẽo gọt công phu. Nơi thân gỗ ấy, ta thấy ánh nắng, thấy đám mây, thấy gió, thấy nước, thấy đại địa, thấy người thợ, thấy vạn pháp đang hiển hiện muôn trùng. Và với chuông cũng vậy, ta thấy mỏ đồng, thấy đất, thấy hơi nóng, thấy hơi ẩm từ nước trong đất, thấy thợ đúc, thấy vạn pháp. Rồi vị thầy thỉnh chuông cũng không ngoại lệ, ta sẽ thấy được vạn pháp hiển bày nơi thân tứ đại mà thầy đang mang. Em thử tìm trong tất cả những vạn pháp ấy có pháp nào được gọi là chuông, là dùi hay là vị sư ấy đâu? Cho nên, vạn pháp trên thế gian này đều được tạo thành bởi những cái không phải là nó.

Hay nói ngắn gọn hơn, vạn pháp là không bởi vì chúng không tồn tại một tự ngã riêng biệt. Vì không có tự ngã nên mới có thể nương nhau mà sanh sanh, diệt diệt trùng điệp đến vô cùng.

Vậy thì tiếng chuông là kết quả của vạn pháp không phải chỉ đơn giản là tác phẩm của chuông, dùi và vị Tỳ-kheo thỉnh chuông. Tiếng chuông ấy có măt, tiềm tàng nơi vạn pháp, và vạn pháp chỉ chờ có duyên mà viên hợp lại cùng nhau để tạo ra tiếng chuông. Cho nên, nơi vạn pháp có pháp nào là không có tiếng chuông đâu ? Như tiếng hát là kết quả của không chỉ nơi người ca sĩ mà là thành tựu của vạn pháp, của đất, nước, gió, lửa. Mà tứ đại thì là những nguyên tố cấu tạo nên hình hài của vạn pháp cõi ta bà này. Nên từ đó ta có thể thấy rằng không có pháp nào mà không có tiếng hát tiềm tàng ẩn chứa. Đó cũng chính là tiếng nói mà nơi công án, vị thiền sinh phải quán chiếu và nghe ra được.

Một hôm khi đang cuốc đất sau vườn chùa, anh vô tình cuốc phải một mảnh sành nhỏ. Nó văng ra xa và va vào thân của khóm trúc, đánh xoảng. Và đó cũng là phút giây anh đại ngộ. Cái tiếng nói trước khi cha mẹ sanh ra, là đây. Là tiếng ẩn tàng nơi muôn duyên. Nó không hẳn là tiếng nói, tiếng hát hay tiếng chuông mà là tiếng của tự tánh. Tiếng của Như lai. Nó là bất sanh bất diệt, là nền tảng để từ đó vạn pháp thị hiện kết và tan, sanh và diệt. Nghe được tiếng ấy tức là nghe được âm thanh vi diệu của trời đất, mà đó cũng là Diệu Âm Bồ-tát. Và pháp dùng để quán chiếu, lắng nghe, tìm tòi về âm thanh ấy chính là Quán Thế Âm. Pháp quán ấy để nắm bắt nhận chân được Diệu Âm nơi mỗi chúng sanh.

“Diệu Âm, Quán Thế Âm Phạm Âm, Hải triều âmTiếng hơn thế gian kia cho nên thường phải niệm”.

Tiếng chuông chùa, tiếng hát, tiếng chim còn có lúc dừng lại trong ý niệm về sanh diệt, nhưng đã quán chiếu âm thanh nguyên bản, đang tồn tại thường trụ nơi vạn pháp thì hành giả đã hoàn toàn vượt được sanh tử, thân vẫn còn ở thế gian như tâm đã đồng tâm chư Phật, viên mãn và tròn đầy. Cho nên, nơi phẩm Phổ Môn, Bụt đã khẳng định về âm thanh ấy là thứ vượt lên những tiếng đời đang loay hoay giữa đôi bờ ý niệm. Vì vạn pháp đã ẩn tàng và ôm ấp âm thanh nguyên bản ấy nên chỉ cần duyên hợp lại cùng nhau là đã có thể sanh ra được vô vàn thứ tiếng tùy duyên. Và Phổ Môn thị hiện cứu khổ chúng sanh là đây, là cánh cửa để bước ra mọi khổ đau của thế gian, bước ra mọi ý niệm tử sanh.

Sanh diệt vẫn còn đó, cấu tịnh vẫn còn đó như khung cửa đứng chơ vơ giữa đất trời. Bước qua khung cửa ấy là thể nhập Phổ Môn. Nó chẳng dẫn về đâu, chẳng đưa đến đâu nhưng lại chính là thể nhập vào pháp môn Bất Nhị. Là dùng ngay nơi thân sanh diệt này để chứng nhập không sanh không diệt. Cũng chính âm thanh của Như Lai tự tánh ấy, mới đủ sức làm chấn động địa ngục của sân hận, ngạ quỷ của tham luyến, súc sanh của si mê và cõi trời của lạc thú. Chính âm thanh đó mới làm ta giật mình tỉnh ngộ về bản lai diện mục của ta để rớt xuống ngã sở và ngã chấp. Chính âm thanh đó, mà mười phương chư Phật đã, đang và luôn luôn nghe thấu. Vì chỉ có Như Lai mới đồng tâm Như Lai. Cho nên khi hành giả thỉnh chuông phải quán niệm thật sâu và vững về âm thanh nguyên bản đang ẩn tàng nơi vạn pháp.

Để thấy không chỉ từ gác chuông vang lên âm thanh mà tự trong thân tứ đại này cũng tràn ngập trong âm thanh của Giác Ngộ viên mãn.Chúng sanh đảo điên do chạy theo ý niệm về hạnh phúc và vì không thể thấy rằng hạnh phúc của thế gian là tạm bợ và hư dối. Bởi lẽ hạnh phúc của người này là khóc hận của kẻ kia. Tiếng cười của người này là nước mắt của kẻ khác. Cho nên gọi đó là hư giả. Bởi vì nếu hạnh phúc và niềm vui thật sự thì sao lại có kẻ khóc đau ? Và kể cả đau khổ cũng là hư dối vì nếu nó thật thì sao lại có kẻ cười ? Nên khi tuyết trắng phủ đầy Sapa. Kẻ vùng xuôi xúng xính áo ấm lên đón tuyết ở rẻo cao.

Người miền núi lại rét căm căm và đau khổ trong giá lạnh. Vậy tuyết không phải là hạnh phúc, cũng chẳng là đau khổ mà chỉ do sự cảm thụ của thế gian. Kẻ xuôi không có tội và hoàn toàn có quyền đón tuyết.

Người miền cao chỉ là đáng thương khi lạc giữa tuyết trời. Cái nhìn trạch pháp là thấy tiếng cười và nước mắt của thế gian là hư dối. Nên khi nghe được Diệu Âm nơi vạn pháp thì những khái niệm vui buồn, sướng khổ hoàn toàn bị vượt qua. Ta không nói rằng tu tập là để diệt khổ, diệt vui mà là từ khổ, vui quán chiếu và vượt lên những cảm thọ, ý niệm về vui khổ ấy. Để từ đó “ Đối cảnh vô tâm”. Tâm đây là tâm phân biệt. Vẫn thấy bông hoa là đẹp, tiếng đàn là hay nhưng không còn kẹt vào cái đẹp ấy, cái hay ấy bởi lẽ hoa là vô ngã, đàn cũng vô ngã. Thì cái đẹp, cái hay ấy có thường trụ vĩnh viễn chăng ?

Nơi kinh về cõi Bụt Di Đà, Bụt Thích Ca đã nói về đàn chim không từ nghiệp quả mà sinh ra đang ca hát tiếng Pháp vi diệu, đến cả lá cây xao động cũng vang rền Pháp âm. Âm thanh mà bầy chim ấy đang hát, hay lá rừng đan nhau ấy phải nghe được bằng tâm của Hành giả đã thể nhập vào pháp quán “Thanh Tịnh “ của Quán Thế Âm. Tức là trong tiếng chim, tiếng lá mà nghe được tiếng bất cấu bất tịnh, bất sanh bất diệt của vạn pháp. Mà em ơi, đâu phải ở Cực Lạc mới có âm thanh ấy, ta hoàn toàn có nó đây. Không cần chim trời, cũng chẳng cần lá rừng ta vẫn có thể nghe ra thứ âm thanh vi diệu ấy từ tự thân ta.

Đó là Tự Tánh, là Như Lai trong ta. “Chân Quán, Thanh tịnh quán Trí Tuệ quán rộng lớn” Ba pháp quán ấy vì phân biệt mà tạm chia ba nhưng kỳ thực chỉ là một. Tức thể nhập vào Phật tánh của ta và cùng lúc đó nhận chân được Như Lai đang hằng hữu giữa chúng sanh. Thanh tịnh không phải là không cấu bẩn mà để chỉ cái bản thể không đến không đi của vạn pháp. Dựa trên bản thể đó, mà vạn pháp đang cuồn cuộn thị hiện tử sanh ngoài kia. Ta cũng sẽ vẫn còn là một thị hiện của Sanh Tử, Chư Phật cũng vẫn đang thị hiện sanh tử, chư Bồ tát mười phương vẫn thị hiện sanh tử trùng trùng điệp điệp. Như là kẻ bước qua khung cửa trơ trọi giữa đồng hoang để rũ bỏ ý niệm về khung cửa mà thể nhập thật sự với cội nguyên của vạn pháp. Cũng vẫn chính là hắn, thân tứ đại lúc đầu, cũng vẫn chính là hắn với thân giả hợp sau khi đã bước qua cửa Phổ Môn nhưng hắn đã biết rõ chân nguyên của vạn pháp. Không lấy sanh tử làm vui buồn, không cười vui, khóc hận với thế gian nữa. Mà tâm đã thấy rõ được đường đi nẻo về của vạn pháp. Tâm an trụ nơi âm thanh nguyên thủy của vạn pháp, và từ đó giữa chốn tử sanh tha hồ, ngạo nghễ mà thị hiện khóc cười.


Vì đã thấy tự tánh, nên vượt hết mọi khổ đau, vượt hết mọi lo sợ, bồn chồn. Như đoàn người buôn nơi phẩm Phổ Môn phải đi qua những chặng đường hiểm trở, và trong đó có một kẻ thông thái xướng lên rằng “ Các huynh đệ ơi, đừng nên sợ sệt, chúng ta hãy niệm Quán Thế Âm Bồ tát”. Tức thời cả đoàn trở nên an ổn, lạ thường mà tiếp tục cuộc hành trình ấy. Và Bụt Thích Ca kết luận rằng, Quán Âm nơi chỗ sợ sệt thường ban cho chúng sanh sự vô úy. Nên thế gian còn gọi danh Ngài là “Thí Vô Úy”. Nếu đã quán được chân nguyên của vạn pháp, quán được sanh tử chỉ là hoa đốm giữa hư không thì còn nỗi sợ hãi nào có thể đe đọa được cái định tâm của hành giả đây?

Chỉ cần nghe một tiếng lá vàng rơi khẽ bên thềm, thì ngay đó tinh cầu này rúng động. Bởi lẽ từ ngay nơi sự quán chiếu sâu vững ấy, vạn pháp đều vang âm thù thắng vi diệu.

Quán Âm không phải là vị Bồ tát đi tầm thinh cứu khổ ban vui và tu hạnh Quán Âm không hẳn chỉ là đi vòng quanh giúp đời như em, ta và chúng sanh đang lầm tưởng. Em cũng đâu cần phải trì tụng hàng vạn biến chú để mong sự gia hộ của Quán Âm hay trèo đèo lội suối để hì hụi cúng bái tượng đá vô tri. Ngài đã ở trong em và ta ngay cả trước khi “ mẹ về với cha “ (Nhạc Phạm Duy). Quán Âm là quay về với tự tánh vô phân biệt, là tánh nghe thanh tịnh là nhĩ căn viên thông. Và từ cái trí tuệ nơi tánh nghe không phân biệt ấy, âm ba của Như Lai Viên Giác Diệu tâm được vang lên giữa vạn pháp mà không có âm thanh thế gian nào so bì kịp. Cho nên em ạ, chiều nay trên quê đồng cỏ nội, xung quanh ta, có pháp nào mà không đang cất lên âm thanh của tự tánh tròn đầy đâu? Em nghe không, chỉ tiếng quạ kêu chiều, mà đã giảng nói Pháp Hoa Kinh rồi.

Nguyên Huệ (ĐSHĐ-010)

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM