Nền tảng giới luật – lý tưởng giải thoát của chư Ni trẻ ngày nay

Phát tâm xuất gia, ai cũng mang trong tim một hoài bão, một chí nguyện thật đẹp và thiêng liêng. Để rồi trên mỗi bước đường đã qua, những người con gái của Đức Như Lai lại có thêm những bài học tiến tu – phát triển thân tâm, vun bồi đạo hạnh vô cùng quý giá. Trong đó, sống và thực tập theo Chánh pháp, tu dưỡng oai nghi và nghiêm trì Giới Luật, là một trong những phương pháp thực tập đầu tiên, rốt ráo và hiệu quả nhất dành cho mỗi người con xuất gia theo Phật.

Giới, là yếu tố đầu tiên trong Tam Vô Lậu Học (Giới – Định – Tuệ), tiếng Phạn là “Sīla”, có nghĩa tổng quát là “phòng phi chỉ ác”, tức đề phòng điều sai quấy và chấm dứt mọi điều ác; cũng có nghĩa là “chỉ ác tác thiện”, tức ngăn các điều xấu, thực hành mọi hạnh lành. Tiếng Hán dịch là “Thanh Lương mát mẻ”. Giới còn gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa (phiên âm từ tiếng Phạn “Pàtimokha”), có nghĩa là hướng đến (giải thoát), biệt giải thoát, tịnh giới…


Luật, theo tiếng Phạn là “Vinàya”, phiên âm là Tỳ-nại-da. Hán ngữ dịch là “điều phục”, nghĩa đen là “khử”, “chân”, nghĩa bóng là loại bỏ những việc xấu quấy để giữ lại cái chân, cho nên, gọi là hàng phục tâm. Luật cũng dịch là “Thiện Trị”, vì hành giả tu tập khéo chế ngự các hạnh bất thiện của mình, còn điều phục hết thảy hạnh bất thiện cho chúng sanh.
Như vậy, Giới Luật còn có nghĩa rộng là hòa hợp, sống trong đoàn thể thanh tịnh, theo tinh thần lục hòa. Giới cũng là nền tảng của muôn pháp lành, giúp điều phục nghiệp xấu ác của thân – khẩu – ý, đoạn trừ phiền não của tham, sân, si… – làm nền tảng cho Định – Tuệ, để hướng tới giải thoát Niết-bàn.

Trong Quy Sơn Cảnh Sách Văn, Tổ Quy Sơn Linh Hựu dạy: “Quy tắc uy nghi, tịnh như băng tuyết. Chỉ trì tác phạm, thúc liễm sơ tâm, vi tế điều chương, cách chư ổi tệ”. Nghĩa là, phép tắc oai nghi sạch như băng tuyết; theo nguyên tắc ngưng là giữ, làm là phạm (chỉ trì tác phạm) để kiềm chế kẻ sơ tâm, dùng nhiều điều luật vi tế để trừ bỏ các điều xấu tệ1.

Người xuất gia, đặc biệt là lúc mới vào đạo, phải dựa vào những Giới Luật, oai nghi tế hạnh để nương theo, từng bước tu sửa thân tâm; cho tới khi oai nghi ấy được “sạch như băng tuyết” thì cố gắng gìn giữ oai nghi sao cho trọn vẹn nhất có thể. Đi, đứng, nằm, ngồi đều phải có sự nhận biết, nhận biết tức là tỉnh thức, tỉnh thức tức là chánh niệm, mà chánh niệm là trái tim của đạo Phật. Cho nên, nếu ta thiếu oai nghi, không kiểm soát được hành vi hay ngôn ngữ, lời nói, thì đó là vì ta không đặt tâm ý vào đó. Không những đi, đứng, ngồi, nằm, mà co, duỗi, cúi, ngước… cho đến lúc đắp y, đều phải nhận biết động tác mình đang làm. Đặc biệt, với đặc thù tính cách tinh tế, nhẹ nhàng, Ni chúng trẻ càng không nên thô tháo – đứng đi vô ý, ngồi nằm vô phép, nói năng thô kệch. Ngoài những oai nghi hiển bày ra bên ngoài, còn phải giữ gìn những oai nghi vi tế ở bên trong – nghĩa là phải giữ phẩm hạnh, oai nghi của tâm mình cho trong sạch, mỗi tâm niệm đều phải gắn liền với Chánh pháp, hướng tới mục đích an lạc giải thoát, không để tâm chạy rong ruổi theo cảnh trần vọng động.

Trong Kinh Trường Bộ, bài “Kinh Chủng đức” (Sonadanda), chép: “Trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh, giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh. Chỗ nào có giới hạnh, chỗ ấy có trí tuệ; chỗ nào có trí tuệ, chỗ ấy có giới hạnh; người có giới hạnh nhất định có trí tuệ; người có trí tuệ nhất định có giới hạnh2”.

Thực hành Giới là pháp tu truyền thống, giúp thiết lập một đời sống nguyên tắc đạo đức căn bản, thành tựu thiền định và trí tuệ, vì có thiền định mới có tuệ giải thoát. Đồng thời, Giới cũng là phương châm, trách nhiệm không thể thiếu của mỗi người con Phật, nhất là đối với người xuất gia. Cho nên, có thể xem Giới là nền tảng để bước vào đạo, là pháp tu căn bản của Phật giáo để giải thoát khổ, là nấc thang đầu tiên để bước lên thềm thiện pháp, và Giới còn được xem là mạng mạch của Phật pháp. Bởi lẽ, Kinh Tiểu Bộ nói: “Khởi đầu an trú giới, giới là mẹ thiện pháp, giới đứng đầu mọi pháp, vậy hãy trong sạch giới3”.

Giới luật Phật giáo mang đậm tính nhân văn, nhân bản và linh động trong sự phân biệt từng loại: khinh, trọng, tánh tướng, và trong mỗi trường hợp mà có cách ứng xử phù hợp như khai, giá, trì, phạm. Thuở xưa, Đức Phật không đặt ra nhiều giới luật bắt buộc đệ tử phải hành trì. Ngài giảng Giới, dạy giáo lý đơn giản và thực tiễn cho sự chứng ngộ tâm linh; và cơ bản, Phật chỉ chế Giới khi có trường hợp vi phạm của đệ tử mà thôi.

Như vậy, Giới là phương tiện để người xuất gia gạn lọc thân tâm, tận trừ mọi lậu hoặc, ngăn chặn nghiệp bất thiện, giữ gìn lý tưởng giải thoát, tiến về chân hạnh phúc. Căn bản của việc giữ Giới vẫn là tâm tự nguyện. Nếu tâm thanh tịnh giữ gìn Giới Luật thì sẽ mang lại an lạc cho mình và cho người khác ngay trong đời sống hiện tại.

“Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ. Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn4”. Ý thức được mình là người xuất gia, chư Ni trẻ phải chịu trách nhiệm rõ ràng rằng mỗi lời nói ra phải phù hợp với kinh điển, bàn luận các vấn đề phải dựa theo gương hạnh tốt đẹp của người xưa. Hình dáng phải trang nghiêm tề chỉnh, tâm trí phải thong dong siêu thoát. “Ngồi như chung, đứng như tùng, đi như gió, nằm như cung”. Có như vậy thì chư Ni trẻ ngày nay mới có thể là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối noi theo mà phát triển, tu học. “Tâm kỳ Phật pháp đống lương, dụng tác hậu lai quy cảnh. Thường dĩ như thử, vị năng thiểu phần tương ưng” (Trong lòng tự hứa sẽ làm trụ cột cho Phật pháp, gương mẫu cho đời sau. Thường nghĩ như thế đó mà còn chưa được chút phần tương ưng, thì làm sao có thể buông lung tự thân mình5).

Là đệ tử của Đức Thế Tôn, không kể tại gia hay xuất gia, nếu khéo giữ gìn Giới Luật, sẽ được những lợi ích sau đây: được hưởng gia tài pháp bảo nhờ tinh cần; tiếng lành đồn xa; không sợ hãi, rụt rè khi đến trước hội chúng đông đảo; khi chết tâm không rối loạn; sau khi mạng chung được sanh vào thiện trú thiên giới.

Ngay cả khi sắp nhập Niết-bàn, Đức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Giới Luật: “Này các Tỳ kheo, sau khi ta diệt độ, các vị phải tôn trọng trân quý Ba-la-đề-mộc-xoa như người đi trong đêm tối gặp đèn sáng, như người nghèo được của quý, dù ta có trụ ở đời cũng không có gì khác6”.

Ngày nay, nhiều người thường đặt câu hỏi rằng, Giới Luật đối với xã hội hiện đại này có còn phù hợp hay không? Câu trả lời, nằm về phía người hành trì. Bởi lẽ, điển hình như thời Đức Phật, Tăng chúng được cư sĩ hộ trì và cúng dường một cách hoàn mãn, nên không cần dùng đến tiền bạc. Tuy nhiên, theo nhịp sống của thời đại, người xuất gia ngày nay phải có phương tiện cất giữ tiền bạc để phục vụ cho đời sống và các hoạt động Phật sự. Do vậy, khi nói đến Giới Luật Phật giáo, phải nhìn bằng cặp mắt đa diện, chứ không thể phiến diện mà vội kết luận.

Là người xuất gia, nhất là thế hệ Ni chúng trẻ, phải ý thức được rằng Giới Luật là mạng mạch, là nhịp đập của con tim, là không khí, là thức ăn, nước uống cho đời sống hàng ngày. Phải trang nghiêm pháp thân bằng phương pháp hành trì Giới Luật. Như thế mới đủ trí lực, bản lĩnh, nhẫn nhục, từ bi, khiêm hạ, bất khuất để dấn thân trong sứ mạng “hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự”. Còn nếu không khéo nỗ lực hành trì một cách nghiêm túc, hoặc bị rơi vào “giới cấm thủ”, thì chẳng những không đem lại hạnh phúc an lạc mà ngược lại, nó sẽ trở thành sự trói buộc cho chính mình, gây ảnh hưởng xấu đến đạo pháp và dân tộc.

Bước chân trên con đường xuất gia học Phật, “không tiến ắt sẽ lùi”, nếu không tự mình thu thúc, thì sẽ bị xô đẩy vào dòng khổ đau, ngày càng cách xa đường đạo, nghĩ gì đến lý tưởng giải thoát, giác ngộ, hay làm gương cho ai. Xưa kia, Ngài Sàriputta chỉ nhìn thấy Tỳ-kheo Assaji bước chân trên con đường khất thực mà phát khởi tín tâm, sau đó theo bài kệ mà chứng quả Tu-đà-hoàn, nhập vào dòng Thánh. Tại sao lại như vậy? Đó là do tướng của chánh niệm, tỉnh giác được thể hiện qua thân tướng trong sạch giữ gìn oai nghi, nghiêm trì giới luật của Ngài Assaji.

Ta phải cố gắng là một người xuất gia sống theo Phạm hạnh, dù xã hội phát triển ngày nay có bao khó khăn, cám dỗ vây quanh. Kinh Trung Bộ II, bài “Kinh Hữu Học”, Đức Phật dạy: “Ở đây, này Mahanama, vị Thánh đệ tử có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học các học pháp. Này Mahanama, như vậy là vị Thánh đệ tử thành tựu giới hạnh.”


Bởi thế cho nên, trong đời sống tu tập hàng ngày của mỗi người con Phật, Giới Luật được xem là thức ăn, nước uống để bổ dưỡng cho pháp thân. Giới Luật được ví như tròng con mắt của chính mình, cần thận trọng giữ gìn. Giới Luật là mạng mạch của Phật pháp, Giới Luật còn là Phật pháp còn, Giới Luật mất là Phật pháp mất. Mỗi người con Phật nói chung, đặc biệt là Ni chúng trẻ, cần ý thức rõ trách nhiệm, bổn phận và lý tưởng hướng đến giải thoát, chung tay xây dựng ngôi nhà Phật pháp ngày càng phát triển. Bởi lẽ, “Chỉ có trùng trong thân sư tử mới ăn được thịt sư tử mà thôi”.

Kết luận

Tóm lại, đã là những người con gái của Phật, đã từ biệt thân quyến, quyết chí khoác áo Như Lai…, ta phải luôn tự thúc liễm thân tâm. Dù là sống ở môi trường nào, hình thức nào, dùng phương tiện sinh hoạt gì, cũng phải biết mình đã là người xuất gia “tâm hình dị tục”, phải giữ gìn oai nghi phẩm hạnh sao cho trọn lành, vừa phát triển tự thân, vừa làm gương cho người sau. Có như vậy Phật pháp mới hưng thịnh và cửu trụ lâu dài; con đường tiến tới giải thoát của mỗi người mới càng được rút ngắn.

NT. TN. Huệ Liên (ĐSHĐ-127)


  1. HT. Thích Trí Quang (Dịch), Quy Sơn Cảnh Sách Văn, https://daibaothapmandalataythien.org/quy-son-canh-sach-van-dich-giai-ht-thich-tri-quang
  2. HT. Thích Minh Châu (Dịch, 2013), Kinh Trường Bộ.
  3. Kinh Tiểu bộ, tập II, chương XII, Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, tr.400.
  4. HT. Thích Trí Quang (Dịch), Tlđd.
  5. HT. Thích Trí Quang (Dịch), Tlđd.
  6. Kinh Di Giáo, SG Thích Hoàn Quan, tr.10, Hoa Đạo, 1970.


Tài liệu tham khảo

HT. Thích Minh Châu (Dịch, 2013), Kinh Trường Bộ.
Kinh Di Giáo, SG Thích Hoàn Quan, tr.10, Hoa Đạo, 1970.
Kinh Tiểu bộ, Tập II, Chương XII, Đại tạng kinh Việt Nam Nam truyền, NXB. Tôn giáo, Hà Nội.
HT. Thích Trí Quang (Dịch), Quy Sơn Cảnh Sách Văn, https://daibaothapmandalataythien.org/quy-son-canh-sach-van-dich-giai-ht-thich-tri-quang.

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!