Ăn uống quân bình trong dưỡng sinh: Hai trong một thực dược phẩm

Thức ăn là thực phẩm ai cũng biết, nhưng dược phẩm còn nhiều thắc mắc hoặc nghi nghờ. Theo Đông y, các dược phẩm thiên nhiên được chia làm 3 loại: hạ phẩm, trung phẩm và thượng phẩm. Thuốc hạ phẩm, công hiệu nhanh chóng nhưng để lại những di hại hoặc nguy hiểm, chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt. Thuốc trung phẩm những sản vật phụ thuộc vào sự trồng trọt. Thuốc thượng phẩm là sản phẩm thiên nhiên (lúa, bắp, kê, bobo… hay rau quả, rau cỏ hoang thường dùng hàng ngày như ngưu bàng, bí đỏ, cà rốt, tía tô, đậu, mè…).

Đông y cổ truyền nhấn mạnh rằng: chỉ với những thực dược thượng phẩm đó có thể chữa lành mọi bệnh một cách hoàn hảo. Còn các Dược hạ và Trung phẩm chỉ dùng tạm thời hoặc phụ thuộc mà thôi (Zen và Dưỡng sinh – Thái Khắc Lễ). Để thức ăn có thể vừa nuôi sống, bổ dưỡng cho cơ thể, vừa là dược phẩm phòng và trị bệnh. Bạn phải biết lựa chọn thực phẩm và ăn uống đúng cách. Thực phẩm nên được lựa chọn, ăn uống dựa trên ba tiêu chí chính sau: quân bình âm dương, quân bình acid-kiềm và cân bằng dinh dưỡng.

Quân bình âm dương

Theo Thực dưỡng (Macrobiotic) – các vị thầy tiên phong George Ohsawa, Michio Kushi – thực phẩm được chia thành cực âm tới cực dương. Khi chưa qua chế biến, bên phần dương là các loại đạm của động vật gồm các động vật ở sông, biển (cá, tôm, cua..), thú, các loài chim và các sản phẩm của chúng như trứng, sữa… Bên phần âm là các loài thực vật như các loại đậu, củ, rau và âm nhất là trái cây, cà, nấm, măng, đường, bột ngọt. Các loại hạt (gạo, lúa mì, lúa mạch, kê, bobo…) gạo lứt (chưa bị chà xát hết chất cám) là tương đối quân bình nhất và bổ dưỡng, có thể dùng làm món ăn chính.

Người ăn chay nếu không chú trọng đến ăn quân bình âm dương, chỉ ăn đơn điệu rau củ chấm tương chao, hoặc ăn nhiều các loại thực phẩm quá âm, dễ bị các bệnh về âm như thiếu máu, huyết áp thấp, tiêu chảy, tiểu đường, bại liệt, phổi và những loại ung thư vì quá âm. Người ăn mặn không quân bình, ăn thừa dinh dưỡng hay ăn quá nhiều thực phẩm dương như thịt cá, trứng… cộng với cách chế biến dương như chiên, xào, nướng… dễ mắc phải các bệnh như béo phì, huyết áp cao, xơ mỡ động mạch, dị ứng (bệnh tự miễn), bón, trĩ, tim, dạ dầy, ung thư dương (ung thư tử cung, ung thư thực quản)… Có bệnh do dùng thực phẩm dương và âm gây ra, không phải do một loại âm hay dương, ví dụ: răng mọc lộn xộn; vừa hói giữa đỉnh đầu vừa hói trước trán; ăn nhiều thịt dẫn đến thèm ăn do cơ thể quá dương; ăn thêm quá nhiều đường, trái cây, xốt cà chua và uống quá nhiều nước cũng rất dễ bị bệnh bại liệt.

Quân bình acid-kiềm

Các nhà nghiên cứu (tiên phong là TS. Herman Aihara) đã tìm thấy sự cân bằng nồng độ pH của dịch thể (máu, nước tiểu, dịch tế bào) rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và hoạt động của bạn. Độ pH máu của một cơ thể khỏe mạnh, quân bình là 7,35 – 7,45 (kiềm nhẹ). Khi mất quân bình, độ pH dưới 7,35 (acid cao) hay từ 7,5 trở lên (kiềm cao), cơ thể bị nhiễm độc dẫn đến không khỏe mạnh.


Nồng độ acid cao trong dịch thể là nguyên nhân của nhiều bệnh (các bệnh về tim, não, huyết áp, xơ cứng động mạch, đột quỵ, tiểu đường, béo phì, ung thư, phổi kết hạch, đau thận, viêm dạ dày, bệnh kết sỏi, loãng xương, tê thấp, viêm khớp, gout, bệnh dị ứng, bệnh về da như mụn nhọt, trứng cá, mẩn đỏ, rụng tóc… kể cả bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ). 100% người bị ung thư có dịch thể bị acid hóa, trẻ nhỏ có nồng độ acid cao sẽ phát triển không bình thường. Khi dịch thể bị acid hóa, vi khuẩn rất dễ sinh sôi nảy nở, tế bào ung thư cũng dễ dàng di chuyển.

Trẻ em sinh ra dịch thể thường “kiềm”, theo thời gian tế bào trở nên acid hơn (bị “lão hóa”). Có bốn nguyên nhân chính gây ra quá trình acid hóa trong cơ thể: 1. Thừa dinh dưỡng (ăn quá nhiều thực phẩm tạo acid: thịt cá, dầu mỡ, ngũ cốc, đường tinh chế, nước ngọt đóng hộp, thực phẩm có hóa chất độc hại) 2. Ít vận động 3. Ô nhiễm môi trường. 4. Áp lực lớn (stress) hay lo lắng trầm cảm âu sầu (nếu do ăn uống mà dịch thể bị acid hóa, ngược lại, cũng gây trầm cảm hoặc stress, lo lắng bồn chồn, sợ hãi hoặc dễ nổi nóng).

Bốn nhóm người dễ bị acid hóa: 1. Người làm việc quá tải hoặc người thường xuyên thức khuya quá 1 giờ đêm; 2. Người thường xuyên ăn muộn (ăn tối không cách 2 giờ trước khi ngủ) hoặc ăn thừa dinh dưỡng; 3. Người không ăn sáng; 4. Người cao tuổi; 5. Người hay buồn rầu, lo lắng căng thẳng, hoặc giận dữ. Dịch thể bị kiềm cao cũng gặp một số bệnh, nhưng vi khuẩn khó sinh sôi nảy nở nên không gây hại nhiều như nhiễm acid. Các bệnh do kiềm cao như: thương hàn, tiêu chảy trẻ em, phù nước, khô da, hen suyễn, loét dạ dày (do dạ dày phải thường tiết ra acid để acid hóa kiềm dịch thể, nhiều lần như vậy sẽ bị loét).
Ba nhóm người dễ bị kiềm hóa: 1. Người suy dinh dưỡng; 2. Người ăn chay, ăn kiêng không đúng cách (ăn nhiều trái cây và rau quả, nhưng thiếu đạm và ngũ cốc); 3. Người thường ăn hải sản làm cho sự cân bằng pH cơ thể bị phá vỡ, sự tích trữ tính kiềm khó khăn, dễ bị hen suyễn. Bên cạnh yếu tố tinh thần và vận động, thực phẩm là nguồn chính có thể gây acid cho dịch thể hoặc điều chỉnh đem lại độ pH kiềm nhẹ. Nhìn chung, sự phân loại thực phẩm kiềm–acid dựa vào chỉ số các nguyên tố tạo kiềm (Ca, Na, K, Mg) và nguyên tố tạo acid (P, Cl, S), tỷ lệ chính là Ca/P, của thực phẩm đó.

Thực phẩm có hàm lượng protein cao (thịt, cá, trứng) có tính acid cao, hoặc lượng protein không cao nhưng phospho lớn (ngũ cốc) có tính acid nhẹ. Thực phẩm giàu enzyme và ở trạng thái tự nhiên (trái cây, rong biển, rau củ, đậu) có lượng kali, magie và calci cao nên giàu tính kiềm. Qua nấu nướng thực phẩm trở nên axit hơn (đặc biệt là chiên rán, cháy). Thực phẩm để lâu, đóng hộp, xông khói, thức ăn chứa hóa chất phụ gia dùng trong chế biến cũng nhiễm axit..

Cân bằng dinh dưỡng


Theo Tây y, trung bình mỗi ngày một người nam cần khoảng 2.000 – 2600 calorie (nhưng theo TS. George Ohsawa thì chỉ cần khoảng 1.300 – 1.800 calorie). Trong đó, bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ tinh bột (glucid), đạm (protein), chất béo (lipid), chất xơ, vitamine, khoáng chất và nước.

Ăn uống đúng cách- Ăn uống quân bình dưỡng sinh


Dựa vào sự nghiên cứu cân nhắc về điều hòa quân bình âm dương cơ thể, quân bình acid-kiềm của dịch thể, với các nghiên cứu hiện đại về nhu cầu dinh dưỡng, chúng tôi đề xuất một tỷ lệ thực dược phẩm tương đối quân bình dưỡng sinh cho người khỏe mạnh, sống vùng nhiệt đới:

1.Gạo lứt, các loại hạt như lứt, kê, bobo, yến mạch… (50%) (cốc loại lứt bổ dưỡng hơn loại đã qua xay xát mất hết chất cám bổ dưỡng)
2. Rau củ (20-25%)
3. Tảo, rong biển (3-5%)
4. Đạm

– Người ăn chay: Đạm lúa mạch, đậu các loại (ngũ cốc), gạo lứt (10-15%) (Trong gạo lứt, cốc loại lứt cũng có tỷ lượng đạm 7,94%)

– Người ăn mặn: có thể thay đạm lúa mạch bằng đạm thịt cá, tốt nhất nên phối hợp đạm thực vật và động vật theo tỷ lệ 7/3, trong đó 70% là đạm thực vật, 15% là thịt, 15% là cá).

5. Chất béo có lợi HDL hoặc trung tính triglycerides (2%) bao gồm: mè, dầu mè, dầu gấc, dầu oliu, dầu phộng, đậu nành.

6. Rau sống, trái cây (5-10%).

Người điều trị bệnh sẽ theo một tỷ lệ khác.

Ăn đa dạng các loại thực phẩm


Theo tỷ lệ quân bình dưỡng sinh như nêu trên, chúng ta phải ăn đa dạng các loại thực phẩm để luân phiên hoặc bổ sung cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, người ăn chay thường hay thiếu vitamine B12, một thành phần quan trọng tạo máu, nên ăn tảo và rong biển hàng ngày. Ngoài ra, các acid amin thiết yếu bị thiếu hụt không giống nhau trong mỗi loại protein (đạm) thực vật. Do đó, nếu dùng chung nhiều loại thực phẩm, chúng có thể bổ sung cho nhau để làm thành một hỗn hợp protein có giá trị sinh học cao hơn khi dùng riêng rẽ. Thí dụ gạo thiếu lysine và phần nào thiếu cả tryptophane và methionine, giá trị sinh học chỉ có 65%, nhưng hỗn hợp “gạo – đậu nành hay đậu xanh – mè – đậu phộng” có giá trị sinh học rất cao, tương đương với protein sữa trứng, nhớ rằng đậu nành giàu lysine, mè giàu methionine và đậu phộng giàu tryptophan, đã bổ sung cho các thiếu hụt acid amin thiết yếu của gạo.

Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một bữa ăn, tốt nhất một bữa ăn chỉ nên có 2, 3 món, để tránh các phản ứng hóa học phức tạp không có lợi mà ta không biết được khi dùng một lúc quá nhiều chất. Nên tìm hiểu về thực phẩm kết hợp với quan sát, phán đoán, kinh nghiệm của bản thân để biết cách phối hợp với các thực phẩm khác nhau hoặc sử dụng phương pháp chế biến để biến đổi, chuyển hóa thực phẩm cho có một bữa ăn tương đối quân bình dưỡng sinh, phù hợp với môi trường sống, thể trạng, nghề nghiệp và tuổi tác của mình. Chỉ ăn lượng thực phẩm cần thiết cho cơ thể: “Lượng biến đổi chất”.

Hiền triết Socrat nói: “Hãy rời bàn ăn khi còn muốn ăn”. Vị thầy thuốc lừng danh Hải Thượng Lãn Ông cũng khuyên: “Muốn ngũ tạng được yên, bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau”. Theo nghiên cứu của Đại học Havard Mỹ: Nếu giảm từ 15-20% lượng calorie ăn vào, sẽ giảm bệnh huyết áp, tăng cholesteron tốt, giảm nguy cơ ung thư. Chỉ nên ăn vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ không còn thấy ngon nữa. Bộ máy tiêu hóa phải làm việc mệt nhọc, trong khi lượng thực phẩm dư thừa tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ tạo thành độc tố gây nhiều loại bệnh khác nhau. Ngoài ra, nếu ăn quá mức cần thiết để sống là phung phí thức ăn của thiên nhiên chia cho mọi người, ta sẽ phạm tội bất công và gặt lấy hậu quả như tai họa, phiền não, bệnh tật, kém cỏi về trí phán đoán và nghèo túng trong tương lai.

Nhai kỹ khi ăn

Mỗi miếng cơm hay đồ ăn nhai tối thiểu 20 lần (người trong thời gian ăn gạo lứt muối mè-số 7, phải nhai tối thiểu 50 lần cho mỗi miếng cơm). Nhai kỹ (tối thiểu 30giây tức 20 lần trở lên) giúp sản sinh nhiều enzym và kích tố trong nước bọt, đem lại rất nhiều lợi ích cho thân tâm.

Trẻ hóa làn da: Nhai kỹ giúp sản sinh kích tố trong nước bọt, kích tố này thúc đẩy sự phân chia của tế bào da, làm đàn hồi da, giúp da trẻ lâu.

Luyện cơ mặt: khiến nửa dưới cơ mặt săn chắc hơn.

Cải thiện chức năng não: tăng oxy cho não, giúp tăng cường tư duy và trí nhớ.

Kích thích tiêu hóa: Các enzyme tiêu hóa của nước bọt hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn ở miệng và ruột.

Bảo vệ răng miệng: Khi nhai kỹ, canxi và orthophosphoric có trong tuyến nước bọt bao phủ bề mặt răng giúp cải thiện men răng bị tổn hại, phòng ngừa sâu răng, trị nha chu; sản sinh lysozyme diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh khoang miệng,

Giảm béo: nhai kỹ kích thích khu thần kinh tạo cảm giác no bụng, khiến ăn ít hơn.

Giảm stress: Khi buông thư tâm trí, ngồi ăn chậm rãi, chú tâm nhai kỹ lưỡng, mọi phiền não sẽ tan biến.

Nâng cao hệ thống miễn dịch, chống ung thư: Nhai kỹ giúp tiết nước bọt, trong nước bọt có chất immunoglobulin làm tăng sức đề kháng; muccus protein bảo vệ niêm mạc dạ dày; lysozyme, bacerclysin giúp phân giải và hòa tan (diệt) các vi khuẩn, virus, chống lây nhiễm virus, nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học Nhật đã làm các thí nghiệm: Đưa các vật chất gây bệnh ung thư có hại nhất vào một ống nghiệm có chứa nước bọt, để yên, không có hiện tượng gì xảy ra. Nhưng khi bắt đầu lắc ống nghiệm khoảng 30 giây thì 80-100% độc tố của vật chất gây bệnh ung thư biến mất. Sau khoảng 20 lần nhai, não bộ bắt đầu “chỉ huy” tiết ra các enzym và kích tố vào nước bọt. Khi đó, nước bọt trở thành dược phẩm. Như vậy, khi nhai kỹ, chính bạn đã bào chế ra dược phẩm, biến thực phẩm thành thực dược phẩm. Dược phẩm do cơ thể tạo nên này rất “công hiệu” vì hoàn toàn được chính cơ thể mình “đặc chế” cho mình, có thể tiêu trừ nhiều bệnh, kể cả ung thư.

Uống nước vừa đủ

Nước là tất cả các chất lỏng, ta uống trong một ngày như nước trà, cà phê, xúp, nước chứa trong cơm và trong các thức ăn hằng ngày… Ta chỉ nên uống lượng nước cần thiết vừa đủ để duy trì sức khỏe. Nếu không uống đủ nước, chức năng của tế bào và các cơ quan sẽ rối loạn. Thận yếu đi, không đảm đương được nhiệm vụ của mình, khiến cơ thể tích lũy nhiều chất độc hại. Những người thường xuyên uống không đủ nước sẽ thấy da bị khô, tóc dễ gãy, mệt mỏi, đau đầu, táo bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật.

Tuy nhiên, việc thừa nước còn nguy hại hơn thiếu nước: một số người lại lầm tưởng rằng uống càng nhiều nước thì sẽ càng tăng cường thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nhưng thực chất, bên cạnh việc thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc hại, cơ thể thừa nước còn thải cả dưỡng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể và gây quá tải cho thận và tim. Tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn các chất điện giải trong máu. Nồng độ các thành phần điện giải này, kể cả muối trong máu có thể thấp do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể.

Uống nước vừa đủ sẽ giúp cho quá trình điều tiết và lọc chất thải tốt, nếu uống thừa nước sẽ làm cho ta mệt nhọc, uể oải, thiếu sức dẻo dai. Nước thừa (theo dưỡng sinh, sẽ làm cho cơ thể âm, mất quân bình) sẽ làm giảm bớt lượng muối tối thiểu của máu, các hồng huyết cầu sẽ mau già và có thể bị vỡ ra, các bạch huyết cầu kém sức để chống vi trùng ngoại xâm. Làm sao định được lượng nước cần thiết? Mỗi người, cơ thể khác nhau, do đó sự đòi hỏi của cơ thể về lượng nước cũng khác. Cách tốt hơn hết là để ý xem mỗi ngày ta đi tiểu mấy lần. Nếu người nữ quá 3 lần hoặc nam giới 4-5 là trong ngày ấy ta uống nhiều nước quá. Thường thì nên uống khoảng 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả canh (soup), trái cây…

Những điều nên lưu ý khi uống nước:

– Uống nước vừa đun sôi sinh ra các hợp chất gây ung thư. Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun; nước sắp sôi thì mở nắp ra; đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp. Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần vì nồng độ nitrat và kim loại nặng trong nước sẽ tăng lên, ảnh hưởng sức khỏe.

– Nên uống nước ấm hoặc nguội, không nên uống lạnh.

– Uống trước bữa ăn 20-30p hoặc sau bữa ăn 1giờ. Không nên uống trong khi ăn vì như vậy sẽ làm loãng dịch vị tiêu hóa, gây đau bao tử.

– Uống từng ngụm nhỏ, ngậm trong miệng trước khi nuốt.


Khi biết lựa chọn thực phẩm và ăn uống đúng cách, bạn đã luôn có thực dược phẩm vừa để nuôi thân tâm, vừa phòng ngừa bệnh tật. Khi bệnh tật, việc trước tiên là bạn nên điều chỉnh cách ăn uống sinh hoạt của gia đình và bản thân sao cho quân bình dưỡng sinh, bệnh tật sẽ bị đẩy lùi hoặc được chuyển hóa. Bếp ăn của mái ấm gia đình bạn sẽ là tủ thuốc dược phẩm thượng hạng tự nhiên và bạn là bác sĩ của gia đình. Thời giờ đi bệnh viện và tiền bạc cho thuốc men sẽ dùng vào các việc hữu ích khác, thật là lợi ích.

Hoàng Tường (ĐSHĐ-008)
Diễn đọc:
SC Quảng Thảo

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!