Hành trình vượt qua thử thách của người xuất gia trẻ hiện nay

Giới trẻ nói chung đều có những ước mơ, hoài bão, mong muốn phát triển bản thân, tạo ra nhiều giá trị và đóng góp cho sự phát triển của xã hội, cộng đồng. Vượt lên trên những ước mơ, hoài bão của giới trẻ bình thường, ước mơ và hoài bão của người xuất gia trẻ là dấn thân vào con đường tu tập, hoằng pháp lợi sanh, mang lại giá trị lợi ích cho đời, dẫn dắt chúng sanh trên con đường tu giác ngộ và giải thoát. Sự dấn thân này là kết quả của một ý chí mạnh mẽ và sự hy sinh lớn, bởi người xuất gia phải từ bỏ mọi thứ, từ của cải, tiền bạc, danh vọng, đến gia đình để chọn cho mình một con đường riêng. Đó là một sự đánh đổi rất lớn, như Đức Phật đã từ bỏ ngai vàng, địa vị, gia đình, sự sung túc, giàu có của đế vương để sống đời khổ hạnh, thiếu thốn của người tu hành. Mặc dù có ý chí vô cùng mạnh mẽ với những ước mơ, hoài bão lớn, nhưng trên con đường tu tập và dấn thân phụng sự nhân sinh, người tu sĩ trẻ thời hiện đại phải đối mặt với nhiều trở ngại, trong đó có sự tác động của công nghệ số. Bài viết tập trung phân tích các ước mơ, hoài bão, những rào cản, cũng như cách thức vượt qua rào cản trên con đường tu tập của người xuất gia trẻ.

1. Lý tưởng của người xuất gia trẻ

Người xuất gia trẻ có một lý tưởng rõ ràng là học tập, nắm bắt nguyên lý của đạo Phật về giải thoát, thực hành để được giải thoát, và giúp đỡ mọi người cùng thực hành đạo giải thoát. Lý tưởng ấy thật trong sáng, lành mạnh, chân chánh. Nhưng hiện nay, thực tế cho thấy xã hội càng văn minh, phát triển, nhu cầu hưởng thụ của con người càng cao. Đồng tiền và của cải, vật chất chi phối mọi mặt đời sống con người, ảnh hưởng rất mạnh đến tu sĩ. Việc nhiều tu sĩ bị vật chất cám dỗ, dẫn đến suy thoái, biến chất, buộc phải ra khỏi Giáo hội gần đây đã nói lên điều đó. Xuất gia không có nghĩa là lẩn tránh xã hội. Cần nhớ rằng, chúng ta tiếp cận xã hội để học hỏi, phát huy mặt tích cực của mình chứ không phải để bám víu vào những pháp thế gian phàm tình. Nếu không khéo giữ gìn tâm nguyện và lý tưởng ban đầu, chúng ta rất dễ bị lung lạc, sa ngã. Nếu cuộc sống đời thường có đa phương diện hấp dẫn con người, thì giáo lý của đạo Phật cũng có đa pháp môn để ứng phó, đối trị một cách thích hợp và hiệu quả. Đó chính là sự ly tham, ly bất thiện, luôn quán chiếu cuộc đời là vô thường, có không, hợp ly, tụ tán…; tất cả đều do nhân – duyên – quả mà có. Hiểu như vậy, chúng ta mới dễ dàng xa lìa các pháp, không bị buồn đau nhiễu hại, không bị luật vô thường chi phối. Người xuất gia cần “như lý tác ý” và thường giữ một niệm”xả”, lấy đó làm hành trang cho lý tưởng giải thoát của mình. Người trẻ năng động càng cần khép mình trong Giới Luật để trau dồi Phạm hạnh. Người xuất gia phải luôn gắn mình trong một trọng trách vì Phật pháp, vì trách nhiệm “hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” để nhắc nhở bản thân luôn tỉnh giác, chánh niệm trong mọi hành vi, lời nói và ý tưởng sao cho phù hợp với Chánh pháp. Điều quan trọng đối với chư Ni trẻ ngày nay là không nên xem thường việc giao tiếp xã hội, và cũng không ỷ lại một số kiến thức đã học, mà phải “phản quang tự kỷ” để biết rằng mình chưa đủ năng lực, tâm tu chưa vững, cần hướng vào nội tâm và tu tập phát triển tâm linh nhằm nuôi dưỡng, hun đúc cho lý tưởng giải thoát ngày càng kiên cố, vững vàng hơn. Các bậc tiền bối thường nhắc nhở rằng: “Khi nào chưa chứng đắc quả A-la-hán thì đừng tin nơi chính mình.”Chúng ta cần hết sức khéo léo khi tiếp xúc với đời, nương theo sự hòa hợp trong Chánh pháp mà sống ở đời, lấy đó làm lý tưởng, làm tiêu chuẩn tuyệt đối. Cần nương theo Kinh, Luật, Luận để tu tập hành trì, chuyển hóa, cải tạo đời sống, diệt trừ những pháp hạ liệt, uế nhiễm, để tâm linh được phát triển thăng hoa về đạo đức, tự thanh lọc cho mình, ngày càng an lạc, thanh tịnh và giải thoát. Tóm lại, đạo Phật xưa cũng như nay, không mất đi giá trị hướng dẫn giác ngộ giải thoát cho mọi người. Thế, nên, người tu sĩ trẻ cần luôn sống trong Chánh pháp, không ngừng phấn đấu để hoàn thiện tự thân và thành tựu lý tưởng.

2. Vai trò và trách nhiệm của người xuất gia trẻ hiện nay

Đức Phật xuất hiện ở đời, hướng dẫn con người giải thoát khỏi mọi đau khổ và đạt đến hạnh phúc thực sự. Nếu một người mong muốn trong tâm luôn có Phật, thì mỗi giây mỗi phút, người đó phải luôn chánh niệm tỉnh giác, khi ấy Phật sẽ ở trong tâm.

Ngoài việc xiển dương Phật pháp đến số đông, tu sĩ Phật giáo cần phải tham gia và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa sống lành mạnh. Thiền sư D.T. Suzuki nói: “Ngày nay, chùa chiền Phật giáo là những trường học, bệnh viện, phòng khám bệnh, trại mồ côi, nơi nương tựa của những người già, và tu sĩ là những vị giáo viên, y tá, bác sĩ, kỹ sư, người quản lý nhà trọ miễn phí, những người trồng trọt, những nhà thám hiểm ở vùng hoang dã… Khi cộng đồng đang trong giai đoạn tiến triển ban sơ, những người đệ tử Phật là những nhà lãnh đạo trong mỗi chiều hướng, và chính quyền tự nhiên khuyến khích hoạt động của họ”1. Ngài Ajahn Tiradhammo Thera thì khẳng định: Một người đệ tử Phật, đối với tôi không chỉ là người nào đó đơn thuần nằm lòng những thể thức đúng đắn hoặc phải mặc đồng phục cần có, mà còn là người sống một đời hành thiện trên tinh thần đúng với lẽ phải. Đây là toàn bộ mục đích tối thượng về lời dạy của Đức Phật. Một nhà hoạt động xã hội khi ấy là người luôn sống với trí tuệ và lòng từ trong khung cảnh xã hội; học tập để chia sẻ kho tàng tâm linh vị tha với tất cả chúng sanh2.

Theo quan điểm này, vai trò của người tu sĩ Phật giáo lý tưởng trong thời đại mới sẽ được thể hiện qua hai phương diện: đạo đức và xã hội. Trong đó, phương diện đạo đức, đề cập đến nhu cầu tu tập và phát triển đạo đức cá nhân; phương diện xã hội, đề cập đến tinh thần lợi tha khi tham gia xã hội của người tu sĩ, như: chủ động, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái, bệnh dịch, nghèo đói, bất bình đẳng, nạn đói và nghèo khổ.

3. Trách nhiệm hoằng pháp của tu sĩ trẻ và vấn đề hội nhập hoằng pháp trong thời đại 4.0

3.1. Lý tưởng hoằng pháp

Hoằng pháp mang mục tiêu làm cho lợi ích chúng sanh. Hoằng pháp không chỉ mang ý nghĩa giới hạn trong việc truyền đạo, không phải vì muốn thu phục nhiều tín đồ và lòng sùng kính, mà mục đích chính là làm sao cho mọi người có thể hiểu và ứng dụng Phật pháp vào đời sống, để kết thúc khổ đau, có được sự bình an, hạnh phúc. Hoằng pháp là lý tưởng then chốt, quan trọng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Để Chánh pháp được lan rộng, chúng sanh thừa hưởng được vị đề hồ của Phật pháp, chắc chắn phải nhờ đến sứ giả của Như Lai hoằng truyền. Đây chính là nghĩa vụ của Tăng sĩ. Bất luận ở thời đại nào, Tăng sĩ, nhà hoằng pháp cũng phải thích nghi và hòa cùng nhịp sống của nhân loại thời kỳ đó, “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên”. Trong thời đại ngày nay, vị hoằng pháp cần có một nếp sống mới, lối suy nghĩ mới, tầm nhìn mới để hội nhập vào đời. Cần am hiểu về cuộc sống hiện tại của tuổi trẻ, để theo kịp xu hướng. Tùy duyên bất biến theo nghĩa hòa nhập hồng trần mà không bị bụi trần chi phối.

Thời đại ngày nay, thông tin bùng nổ do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Theo đó, việc dạy và học của Phật giáo cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Mỗi vị hoằng pháp phải biết giữ gìn hình ảnh của bản thân qua việc huân tu giới, định, tuệ, sử dụng ngôn từ hòa nhã, chuẩn mực khi giao tiếp trên Internet. Cùng chung tay với xã hội, tạo không gian mạng lành mạnh, hướng thiện, đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan, những sai lệch về Chánh pháp của những người đi không đúng đường; giúp những người sử dụng mạng biết quan tâm đến sức khỏe, dành thời gian hợp lý cho công việc, gia đình và xã hội. Người hoằng pháp thời hiện đại cần phải đặt mục tiêu phụng sự chúng sanh, mang giáo pháp của Đức Phật đến với mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ vơi bớt nỗi khổ niềm đau bằng con đường bố thí một cách toàn hảo: tài vật, không sợ hãi, chân lý Phật được chuyển tải qua văn hóa, truyền thông, giáo dục, mà đặc biệt là thuyết pháp, giảng kinh… Đó là những điều kiện cần để việc hoằng pháp được thành tựu và hiệu quả. Trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy, người giảng pháp cần phải có và thông hiểu năm phận sự (dhammadesakadhamma):

 Thuyết tuần tự thứ lớp, có nghĩa là từ thấp lên cao.

 Thuyết y cứ theo pháp môn và kinh điển.

 Thuyết vì lòng từ bi, muốn cho người khác được lợi ích.

 Thuyết không vì lợi lộc, không muốn được lợi hay được đền đáp.

 Thuyết không đụng chạm mình và người khác, không cố ý châm chích, khen mình chê người.

Người giảng pháp nếu thiếu một trong năm yêu cầu này, xem như lý tưởng hoằng pháp không hoàn hảo. Cần ghi nhớ rằng, thuyết pháp không phải là dịp để thể hiện khả năng hùng biện của mình, và cũng không nên mượn diễn đàn Phật pháp để thể hiện tri kiến tô bồi chủ nghĩa cá nhân. Người hoằng pháp là một hành giả đã trải nghiệm giáo lý của Đức Thế Tôn, và đang đem sự bình an, hạnh phúc đến với mọi người.

3.2. Hội nhập hoằng pháp trong thời đại 4.0

Trong thời đại 4.0, việc hội nhập hoằng pháp được thực hiện thông qua nội điển và ngoại điển. Người hoằng pháp cần lấy Tam tạng giáo điển Phật giáo làm pháp môn phương tiện, lấy chơn lý Tứ Diệu Đế, pháp Duyên sinh chỉ bày quan điểm Phật giáo để tu tập vô lượng pháp môn công đức an lạc, giải thoát. Đức Phật dạy:”ai thấy Duyên sinh là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật, ai thấy Phật thì có thể tu thành Phật”. Phải dùng những phương cách tiện dụng để chuyển tải Phật pháp đến với mọi người, mọi giới, mọi giai tầng xã hội, để họ có thể học hiểu Phật pháp, tin sâu nhân quả, trân trọng bốn pháp Tứ Diệu Đế, dùng Tứ nhiếp pháp đem đạo vào đời. Người hoằng pháp đem tinh thần Tứ vô lượng tâm, Tứ hoằng thệ nguyện độ tận chúng sanh. Thiết nghĩ, ngày nay, khi những khủng hoảng xã hội đang là vấn đề nhức nhối, thì dùng từ bi, trí tuệ của Phật giáo để xây dựng an vui hạnh phúc – hòa bình hữu nghị – tồn tại lâu dài, đó mới thật sự là đạo đức, là văn minh, tiên tiến. Giảng sư cần có thái độ nghiêm túc và chuẩn bị kỹ bài trước khi thuyết giảng vì hiện nay, nơi nào cũng có thu hình, thu âm, công nghệ truyền hình trực tiếp (Live stream) trên các trang mạng xã hội… Nếu không chuẩn bị kỹ, khi đang giảng trực tuyến, chẳng may sơ suất thì sẽ không có cơ hội thu hồi. Ngày nay, có nhiều kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa Phật giáo và tu sĩ, thực hiện ý đồ xuyên tạc và trục lợi: lập Website, Facebook Phật giáo để xuyên tạc, rao giảng giáo lý trái với tư tưởng kinh điển, phát tán/đăng tải hình ảnh những người giả danh thầy tu thiếu oai nghi đạo hạnh… Bên cạnh đó, một số đơn vị, tổ chức, cá nhân cũng lợi dụng danh nghĩa nhà Phật lập các trang web từ thiện để kêu gọi quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhưng thực chất là làm lợi riêng cho mình, gây mất niềm tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Phật giáo.

Việc sử dụng mạng xã hội khá phổ biến hiện nay. Tăng Ni trẻ cũng tham gia mạng xã hội rất nhiều và đa số mang tinh thần truyền tải Phật pháp, triết lý giác ngộ, giải thoát cao thượng của Đức Phật và con đường tu tập, hướng thiện đến cho mọi người, phục vụ công tác hoằng pháp lợi sanh trong thời hiện đại. Với những tu sĩ đã định hình nhân cách tu tập tốt, mạng xã hội trở thành phương tiện hữu ích trong sự nghiệp hoằng pháp, giúp họ trau dồi thêm tri thức nội điển cũng như ngoại điển3. Tuy nhiên, đứng trước biến chuyển nhanh chóng của công nghệ thông tin, một số Tăng Ni sinh trẻ chưa có đủ kinh nghiệm để thích ứng đúng với vai trò tu sĩ. Công cụ tìm kiếm quyền lực “Google” giúp họ có thể lĩnh hội nhanh chóng các nội dung phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu, phần nào đó làm nảy sinh tâm lý ỷ lại, hạn chế quá trình tư duy, tiếp thu từ sự tìm tòi, nghiên cứu. Hơn thế nữa, số ít chưa ý thức được tác hại của việc sử dụng Internet thái quá, do không kiểm soát được lục căn, đã đăng tải một số hình ảnh phản cảm của tu sĩ, gây ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, gây mất niềm tin trong cộng đồng. Để tránh được sự mê hoặc của công nghệ, cần áp dụng một số biện pháp như: Nâng cao ý thức của người tu sĩ trong các trường đào tạo và sự hướng dẫn của các vị tiền bối; nâng cao ý thức của người xuất gia, uốn mình trong nếp sống thiền môn, quy củ, thực hành theo lời Phật dạy, tìm cho mình một bậc minh sư và những pháp môn tu tập chuẩn mực, thu rút lục căn và kiểm thúc oai nghi. Cần phải thực hành tâm linh để nâng cao năng lực nội tại của mỗi cá nhân. Cụ thể, thực hành những phương pháp thiền tập nhằm giúp hành giả quay về bên trong, đi sâu vào bản chất để nhận diện, chuyển hóa và thăng hoa tâm thức.

Kết luận

Để có thể vượt qua các rào cản trên con đường tu tập và giải thoát theo gương Đức Phật, người xuất gia trẻ cần nắm vững những nguyên lý đạo đức căn bản của người tu hành, tập trung trong việc thực hành Giới – Định – Tuệ, có đầy đủ giới đức trang nghiêm thanh tịnh và an lạc giải thoát. Như trong Luật, Đức Phật đã dạy:

Lòng Tăng trong sáng tợ trăng rằm
Hồng trần nhẹ gánh chơi ba cõi

Mỗi niệm tùy duyên độ chúng sanh. Một tâm hồn thanh tịnh, tự tại, trong sáng mới có thể dấn thân hoằng pháp lợi lạc chúng sanh, làm tốt đời đẹp đạo trên tinh thần vô ngã vị tha.

SC. ThS. Thích nữ Hòa Nhã


  1. D.T. Suzuki (2000), Essay in Zen Buddhism, Quyển III, New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd, p.369.
  2. Ken Jones (1989), The Social Face of Buddhism: An Approach to Political and Social Activism, London: Wisdom Publication, p.16.
  3. Thích Pháp Đăng (2019), Tăng Ni trẻ với việc sử dụng mạng xã hội thời đại công nghệ số, Cơ sở dữ liệu số hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thích Ph{p Đăng (2019), Tăng Ni trẻ với việc sử dụng mạng xã hội thời đại công nghệ số, Cơ sở dữ liệu số hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

2. Ken Jones (1989), The Social Face of Buddhism: An Approach to Political and Social Activism, London: Wisdom Publication.

3. D.T. Suzuki (2000), Essay in Zen Buddhism, quyển III, New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd.

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!