Lịch sử phát triển Ni giới nam bộ và định hướng phát triển Ni giới trẻ hiện đại

Trong bối cảnh hiện nay, phát huy vai trò của Ni giới là một trong những vấn đề cần thiết bởi điều đó không chỉ phù hợp với giáo lý đạo Phật mà còn là sự kế tục truyền thống quý báu của Ni giới Việt Nam. Nếu nhìn lại lịch sử Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Bộ nói riêng, có thể thấy, nhiều thế hệ Ni đoàn Phật giáo đã có đóng góp trong việc ‚xương minh Phật pháp và phát triển xã hội. Tuy nhiên, cũng có những giai đoạn lịch sử, vai trò của Ni giới thể hiện một cách mờ nhạt, thậm chí vắng bóng.

Những thập niên gần đây, vai trò của người phụ nữ trong xã hội đã dần được khẳng định; theo đó, Ni giới cũng có điều kiện khẳng định mình. Bài viết nhằm tổng kết quá trình hình thành và phát triển của Ni giới Nam Bộ, từ đó đưa ra định hướng phát triển Ni giới trẻ trong thời đại mới.

1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Ni giới Nam Bộ

Trong tiến trình lịch sử văn hóa của tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới nói chung và Phật giáo nói riêng, nam giới luôn giữ vai trò chủ đạo. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, cộng đồng Tăng sĩ bắt đầu hình thành, phát triển và nắm phần trọng yếu trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở Phật pháp. Theo TS. Nguyễn Gia Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong dòng chảy của lịch sử nước nhà, bên cạnh sự hưng thịnh hay suy yếu của đội ngũ Tăng già, hình bóng của các vị Tỳ-kheo-ni thi thoảng xuất hiện. Thế nhưng, cũng chừng đó thời gian, họ hầu như không nhận được sự ủng hộ của xã hội như cộng đồng Tăng sĩ. Có thể, một trong những trở ngại lớn nhất là cách nhìn khắt khe về người phụ nữ trong xã hội Việt Nam vốn nặng nề tư tưởng ‚trọng nam khinh nữ‛, làm cho cộng đồng Ni giới trong suốt chiều dài lịch sử không thể phát triển được. Một số nhân vật Tỳ-kheo-ni lác đác xuất hiện trong các trang sử nước nhà chưa đủ để tạo nên một phong trào tu tập theo Phật giáo mạnh mẽ cho nữ giới1.

Trong lịch sử, cùng với thời gian, lãnh thổ quốc gia không ngừng mở rộng về phía Nam. Sự giao thoa với nhiều yếu tố văn hóa mới đã tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của cư dân Nam Bộ. Cộng đồng cư dân dần hình th|nh, tạo dựng đời sống văn hóa mới tại vùng đất mới. Phật giáo theo chân những người di cư v| khai hoang cũng góp phần tạo dấu ấn đặc biệt trong văn hóa của cộng đồng mới. Trong giai đoạn đầu xây dựng mảnh đất Nam Bộ, sự phát triển Phật giáo chủ yếu ghi nhận công lao của các vị Tăng theo chân đoàn dân di cư. Họ là những người lãnh đạo tinh thần, làm điểm tựa cho những con người mạo hiểm, gan dạ đến khai hoang, lập làng tại vùng đất mới. Những khó khăn, hạn chế trong quá trình xây dựng cuộc sống khó có thể là điều kiện tốt cho nữ giới xuất gia sống độc cư. Vì vậy, trong các trang sử Phật giáo miền Nam thời kỳ này không đề cập nhiều đến phụ nữ theo Phật giáo, cả xuất gia lẫn tại gia.

Trong các bộ chính sử Việt Nam như Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn có nhắc đến hai vị nữ tu là Lê Thị Nữ (ẩn tu trên núi Thị Vải) và Tống Thị Sương (ở đảo Đại Kim, thuộc trấn Hà Tiên)2 nhưng lai lịch của họ được ghi lại rất sơ lược. Thậm chí, hành trạng của họ chưa được các trang sử Phật giáo nước nhà ghi nhận. Có lẽ lý do vì họ chọn đời sống ẩn dật như một người xuất gia nhưng lại không xuất hiện trong xã hội với tư cách là một nhà tu hành. Vai trò, tầm ảnh hưởng và uy tín của họ chỉ giới hạn quanh vùng núi tu tập của mình.
Theo các nguồn sử liệu, nhân vật nữ xuất gia thọ giới đầu tiên của miền Nam là Tỳ-kheo-ni Diệu Thiện (1818-1899). Ni trưởng Diệu Thiện sinh năm 1818 (Mậu Dần), thế danh Lê Thị Thơ, sinh quán tại Chợ Lớn. Khi còn tại gia, bà làm nghề thợ may; đến lúc trung niên, Ni trưởng Diệu Thiện xuất gia với một bậc cao Tăng người Hoa ở Chợ Lớn, thuộc Thiền phái Vân Môn, được đặt hiệu là Diệu Thiện. Sau khi xuất gia, Ni trưởng về vùng Châu Đốc để chiêm bái các danh thắng và lưu lại chùa Tây An. Vốn thích sống nơi yên tĩnh, Ni trưởng Diệu Thiện đã đi về phía tây núi Sam, sống một mình trong hang, nơi ít người lui tới để chuyên tâm tu hành. Ni trưởng chuyên tâm tụng kinh niệm Phật, không để ý đến việc tạo dựng chùa chiền, thu nhận đệ tử hay các hoạt động Phật sự bên ngoài. Tuy đây là vị Tỳ-kheo-ni đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Nam Bộ, nhưng không tham gia các hoạt động phát triển Phật giáo của khu vực. Dù vậy, cư dân trong vùng vẫn hết sức ngưỡng mộ và truyền tụng về hành trạng của Người.

Những nhân vật khác chủ yếu sống dựa vào sự nâng đỡ của Tăng, như Tỳ-kheo-ni Diệu Danh. Ni trưởng Diệu Danh là đệ tử của Hòa thượng Hoằng Ân – Minh Khiêm (1850-1914). Từ khi khởi tâm theo Phật đến ngày xuất gia, Ni trưởng sống trọn đời phụng sự, hộ trì đời sống tu hành của chúng Tăng. Khi Hòa thượng bổn sư về chùa Tây An ở núi Sam, Ngài ở tại am do Ni trưởng cúng dường và còn phụng dưỡng, chăm lo cơm nước. Hiện nay, bàn thờ của Ni trưởng Diệu Danh đặt tại chùa Thới Hòa (quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh).
Còn có Tỳ-kheo-ni Diệu Tín, tục danh Phan Thị Lê, xuất thân là con quan Thủ hạp Định Tường. Bà xuất gia và tu học với Hòa thượng Chánh Hậu (1852-1923) ở chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho. Năm 1925, đệ tử của Hòa thượng Chánh Hậu là Hòa thượng An Lạc (1874-1939) kế vị trụ trì chùa Vĩnh Tràng, đặt thêm một cây bảo đồng hai tầng riêng thờ Tỳ-kheo-ni Diệu Tín.

Như vậy, cho đến giai đoạn này, những vị nữ lưu chọn đời sống tu hành theo Phật giáo, tuy chưa được sự công nhận của cộng đồng chư Tăng, nhưng họ đã để lại dấu ấn quan trọng trong quá trình xây dựng Phật giáo Nam Bộ. Để hiện thực hóa ý chí xuất gia tu học của mình, trước hết, họ là những tín nữ thuần thành, chánh tín Tam bảo và có ý chí mạnh mẽ. Thứ nữa, họ là những người giàu có, có thể tự trang trải suốt quãng thời gian còn lại của cuộc đời; họ xuất thân trong những gia đình danh giá, và dựa vào vị thế, uy tín của gia đình để tồn tại. Cho dù luôn đương đầu với muôn vàn khó khăn, xuất gia trong sự phán xét khắt khe của xã hội thời bấy giờ, nhưng họ đã nỗ lực để vượt qua mọi chướng ngại và ghi tên mình vào lịch sử hình thành, phát triển Phật giáo Nam Bộ.

Thời đại nào cũng vậy, những yếu tố mới, như một trào lưu, “tổ chức mới”… muốn xuất hiện và tồn tại, đều phải đáp ứng những yêu cầu đặt ra của xã hội đương thời. Bước vào thế kỷ XX, đặc điểm của xã hội vẫn mang tính truyền thống, thậm chí phản đối vấn đề xuất gia của nữ giới. Vì vậy, để được dự vào hàng Tỳ-kheo, nữ giới phải nỗ lực và cố gắng rất nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, trong cộng đồng Tăng thời kỳ này đã xuất hiện nhiều vị Hòa thượng có tư tưởng cởi mở hơn về phụ nữ và| luôn sẵn lòng trợ giúp họ xây dựng đội ngũ Ni giới. Một thuận lợi khác trợ duyên cho tiến trình mở rộng phong trào tu tập trong Ni giới là phong trào chấn hưng Phật giáo, bắt đầu hình thành và lan rộng khắp Nam Bộ3.

Chính những vị Hòa thượng tiên phong trong phong trào này đã hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, kêu gọi Phật tử ủng hộ Ni giới tu hành.

Từ những tiền đề ban đầu với những thuận lợi từ bên ngoài, ngay từ đầu thế kỷ XX, Tỳ-kheo-ni xuất hiện ngày càng nhiều và bắt đầu tìm cho mình chỗ đứng trong xã hội nói chung và Nam Bộ nói riêng. Xét trong giai đoạn này, Ni giới đã có những đóng góp nhất định, từ tham gia tổ chức giáo dục, xây dựng cơ sở tôn giáo, hoằng pháp,tham gia các hoạt động xã hội, cho đến tham gia phong trào kháng chiến giành độc lập cho dân tộc.

Giáo dục là lĩnh vực được các Ni sư tiền bối dành nhiều thời gian và công sức nhất. Ban đầu, các Tỳ-kheo-ni được thọ giới nhờ nhận các vị Hòa thượng làm thầy. Ngoài việc tu hành, công việc chủ yếu của Tỳ-kheo-ni là hỗ trợ công việc tu tập và hoằng dương Phật pháp của Tăng chúng. Bên cạnh đó, họ theo Tăng chúng học ở các trường gia giáo do các vị Hòa thượng mở để đào tạo chư Tăng. Thế nhưng, khi đội ngũ Ni chúng ngày càng đông, các vị Ni sư đã nghĩ đến xu hướng tách khỏi môi trường giáo dục chung với chư Tăng. Dưới sự động viên, khích lệ và tạo động lực to lớn của các vị Hòa thượng bổn sư, họ mạnh dạn bước ra xã hội để hoạt động độc lập. Một trong những việc quan trọng đầu tiên của các vị Ni sư tiên phong là mở trường dạy học để đào tạo Ni chúng, nhằm xây dựng phong trào tu hành cho nữ giới4.

Dấu ấn đầu tiên được ghi nhận là sự xuất hiện của Tỳ-kheo-ni Hồng Nga – Diệu Ngọc (1885-1952). Người tên thật là Huỳnh Thoại Nga (thường được gọi là Hai Ngó), sinh trưởng trong một gia đình phú nông người Hoa lập nghiệp ở Bạc Liêu. Từ nhỏ, Ni trưởng Diệu Ngọc được học trường Tây và luôn có tâm ý làm việc thiện, thường xuyên xuất tiền của cứu tế đồng bào nghèo. Vốn bản tính cương nghị và có lòng mộ đạo, năm 1919, Ni trưởng Diệu Ngọc phát tâm sử dụng gia sản của mình để xây dựng chùa Giác Hoa tại tổng Thạnh An, làng Châu Hưng, tỉnh Bạc Liêu. Năm 1923, chùa xây xong và làm lễ khánh thành, Ni trưởng mời Hòa thượng Như Hiển Chí Thiền (1861-1933) về chứng minh và cũng xuất gia đầu Phật với pháp danh Hồng Nga, tự Diệu Ngọc. Đến năm 1927, Ni trưởng Diệu Ngọc khởi xướng mở trường gia giáo tại chùa. Đây là trường Phật học Ni đầu tiên và đẹp nhất của miền Tây Nam Bộ. Từ đó, trường là nơi quy tụ Ni chúng theo học, thời điểm đông nhất lên đến hàng trăm người, đây cũng là nơi khởi đầu cho một quá trình “gieo giống‛ và phát triển không ngừng của Ni giới. Từ đây, tập thể Tỳ-kheo-ni trí thức xuất hiện, họ bắt đầu ý thức được vấn đề xây dựng đội ngũ kế thừa bằng cách tham gia tổ chức thọ giới cho Tỳ-kheo-ni, tổ chức các hoạt động giáo dục,… Trường Gia giáo Giác Hoa đã đào tạo ra nhiều vị danh Ni rồi đây sẽ đứng ra vận động, kêu gọi nữ lưu tham gia tu hành và hoạt động xã hội với tư cách là người đệ tử xuất gia của Đức Phật như: sư Hồng Khoái Diệu Chí (1904-1988), Hồng Tích Diệu Kim (1908-1976), Hồng Thọ Diệu Tịnh (1910-1942),

Kế tiếp Ni sư Hồng Nga, rất nhiều danh Ni xuất hiện và đóng góp công sức cho việc đào tạo Ni chúng, trong đó có thể kể đến những vị có vai trò và tầm ảnh hưởng lớn như: Ni sư Diệu Tịnh, Diệu Tánh, Diệu Tấn,… Họ là những Ni sư tiên phong trong lĩnh vực giáo dục. Tư tưởng lớn luôn gặp nhau. Ba vị Ni sư là những người đầu tiên hướng ra phía Bắc tìm đường học đạo, mong tích lũy kiến thức Phật học để góp phần xây dựng phong trào tu hành cho Ni giới miền Nam. Chính nhờ những chuyến đi tầm sư học đạo như vậy mà họ đã nhận thức được trách nhiệm đối với sự phát triển của Ni giới Nam Bộ5.

Khi hoàn thành con đường tầm sư học đạo, họ trở về Nam, bắt đầu xây dựng các Ni trường. Ni sư Diệu Tấn mở trường Kim Sơn. Đây là ngôi trường dạy Ni chúng đầu tiên của vùng Sài Gòn – Gia Định. Rất nhiều chư Ni trưởng thành từ ngôi trường này và đóng góp công sức xây dựng Ni bộ vững mạnh về sau. Ni sư Diệu Tịnh là người chịu khó đi lại khắp các vùng Lục tỉnh để kêu gọi Ni giới bước ra phục vụ xã hội. Ni sư Diệu Tấn vận động thành lập nhiều trường gia giáo. Đầu tiên, Người tham gia làm Chánh Duy-na, thủ lãnh Ni và được công nhận là Giáo thọ Ni ở trường hương chùa Giác Hoàng (B| Ðiểm), sau đó là các trường hương ở khắp miền Lục tỉnh. Ni sư Diệu Tánh (tự Như Thanh) là người có công lớn trong việc hình thành hệ thống Ni trường ở Sài Gòn – Gia Định, bao gồm chùa Huê Lâm, Từ Nghiêm, Dược Sư. Con đường giáo dục Ni chúng đã thành nếp và có hệ thống từ đây.

Công cuộc phát triển Ni giới gắn liền với phong trào xây dựng chùa Ni. Những ngôi chùa này có thể là của chư Ni tự vận động công đức xây dựng, như chùa Giác Hoa – ngôi chùa Ni đầu tiên được ghi nhận ở miền Nam – do Ni sư Hồng Nga xây dựng bằng gia sản riêng của mình; chùa Từ Hóa (nay là chùa Hải Ấn) ở Gia Định, do Sư bà Diệu Tịnh vận động tạo dựng. Có thể là chùa của chư Tăng cúng dường như chùa Phước Huệ do Hòa thượng Chánh Quả (trụ trì chùa Kim Huê) giao cho Ni sư Như Hoa. Hoặc là chùa do Phật tử xây dựng rồi hiến cúng, như chùa Huê Lâm – Tổ đình của Ni bộ Bắc Tông, do gia đình bà Trần Thị Nhiều lập cho dòng họ tu hành, đến năm 1953 thì hiến cúng Sư trưởng Như Thanh.

Trong lĩnh vực hoằng pháp, Ni sư Diệu Tịnh là người đầu tiên xuất hiện với tư cách một pháp sư, đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ v| góp phần xây dựng hình ảnh Ni giới trong xã hội đương thời. Từ rất sớm, Sư bà đã nhận thức được việc cần phải khuyến khích phong trào tu tập trong nữ giới. Nữ giới muốn có đời sống tu tập thuận lợi, người tu hành phải tạo được uy tín trong cộng đồng Phật tử. Để đạt được điều đó, họ phải tham gia truyền bá Phật pháp, xây dựng đoàn thể riêng, chứ không chỉ dừng lại ở việc theo thầy tu tập5. Trên cơ sở đó, Sư bà Diệu Tịnh dành nhiều thời gian cho công cuộc hoằng pháp; đến đâu Sư bà cũng sẵn lòng đăng đàn thuyết pháp. Ngay từ khi còn đi học, Sư bà đã đăng đàn thuyết pháp khắp các miền. Tại miền Bắc, Sư bà tham gia thuyết pháp ở chùa Phố – Hưng Yên; về Trung, Sư bà vào cung thuyết giảng Phạm Võng lược sớ cho Thái hậu Từ Cung, thuyết pháp ở chùa Diệu Đức; về Bình Định, Sư bà thuyết pháp ở chùa Thiên Hưng. Bước chân của Sư bà ghi dấu trên khắp miền Lục tỉnh Nam Kỳ. Sư bà là vị Ni đầu tiên đăng tòa thuyết pháp giữa bao tiếng thị phi, phản đối, phá hoại của những cá nhân mang nặng thành kiến với phụ nữ6. Danh tiếng của Sư bà vang xa, từ đó, Ni giới Nam Bộ cũng hưởng theo phần công đức ấy. Sư bà Diệu Tịnh là một vị Tỳ-kheo-ni lỗi lạc và là tấm gương cho Ni giới hậu thế tự hào.

Trong giai đoạn này, các Sư bà đã tham gia tích cực vào công tác dịch thuật. Rất nhiều kinh sách đã được trước tác, dịch thuật bởi các vị Ni lỗi lạc. Trong đó, có thể kể đến hai nhân vật tham gia nhiều nhất trong công cuộc phiên dịch là Sư bà Diệu Tịnh và Sư trưởng Như Thanh. Sư bà Diệu Tịnh đã tham gia dịch thuật các tác phẩm: Kinh Vu lan, Kinh Phổ môn, Kinh Pháp bảo đàn, Kinh Phát Bồ đề tâm, Nghi thức tụng niệm,… Ngoài ra, Sư bà còn tham gia làm thơ, viết báo đăng trên Tạp chí Từ Bi Âm của Phật giáo Nam Bộ. Công trình trước tác, dịch thuật của Sư trưởng Như Thanh khá nhiều, từ Kinh, Luật, Luận đến các công trình nghiên cứu, thơ, bài viết…, đóng góp không nhỏ vào những nghiên cứu Phật học nổi tiếng trong lịch sử Ni giới nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung.

Trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, các vị Ni sư đã quan tâm và phát triển hoạt động cộng đồng, công tác xã hội. Ở Bạc Liêu, Ni sư Hồng Nga phát động phong trào cho các phú hộ, điền chủ vùng Bạc Liêu xây dựng chùa, vận động các tín đồ cùng mình phát tâm in Kinh Đại bi xuất tượng và Kinh Tam bảo. Người cũng tham gia công tác cứu trợ bà con nghèo để cứu đói trong giai đoạn 1945-1947. Ni sư Diệu Tấn, ngoài việc mở trường dạy Ni chúng, cũng tham gia xây dựng ký nhi viện, viện dưỡng lão để giúp đỡ người cơ nhỡ; xây dựng chùa Phước Huệ, Sa Đéc trở thành cơ sở cô nhi viện. Một trong những vị Ni tham gia công tác xã hội nhiều nhất là Sư trưởng Như Thanh. Bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống trường Kiều Đàm dạy thiếu nhi nhà nghèo, hiếu học; thành lập nhiều ký nhi viện, cô nhi viện cũng mang tên Kiều Đàm; đến việc tổ chức các lớp dạy nghề, mở phòng thuốc Nam, thuốc Tây, cấp phát thuốc cho dân nghèo…, tất cả các hoạt động trên đều hoàn toàn miễn phí. Cho đến nay, hướng đi này vẫn là một trong những hoạt động quan trọng của Ni giới Phật giáo Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính công việc này đã góp phần củng cố vai trò v| vị thế của Ni chúng trong xã hội, đồng thời khẳng định hoạt động tích cực của Ni giới đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội6

Một trong những hoạt động xã hội nổi bật của Ni giới phải kể đến là quá trình tham gia đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Chùa Giác Hoa ở Bạc Liêu là ngôi chùa Ni đầu tiên tham gia nuôi giấu cán bộ cách mạng. Chùa Phước Huệ – Sa Đéc cũng là một trong những nơi nuôi dưỡng và che giấu cán bộ trong những năm tháng kháng chiến. Sư bà Diệu Tấn là người trực tiếp tham gia các hoạt động này. Trường Kim Sơn do Sư bà mở là nơi nuôi dưỡng con em các gia đình hoạt động cách mạng. Đây cũng là nơi che giấu lực lượng cách mạng trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Chính vì tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh yêu nước mà Sư bà bị kẻ thù bắt tra tấn, để rồi lâm bệnh và viên tịch khi tuổi đời còn rất trẻ. Cuộc chiến tranh giành độc lập của đất nước về sau còn ghi nhận công lao của Ni sư Huỳnh Liên. Ni sư là người xây dựng tổ chức Ni giới Khất sĩ, tham gia tích cực vào nhiều hoạt động đấu tranh chống chiến tranh Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ. Rải rác khắp nơi, những vị Ni sư như những bà mẹ hiền luôn dang rộng vòng tay, đón nhận và che chở cho cán bộ hoạt động cách mạng. Tên tuổi của họ còn lưu lại trong các trang sử của dân tộc.

Một trong những hoạt động nổi bật khác của Ni giới nói riêng và Phật giáo miền Nam nói chung là tiến trình vận động thành lập Ni bộ Bắc Tông miền Nam. Nhân vật nổi bật nhất là Sư trưởng Như Thanh. Bà là người có tầm nhìn sâu rộng và có uy tín rất lớn trong cộng đồng Ni giới khắp miền Nam thời bấy giờ. Khi nhận được lời giáo huấn của chư vị Hòa thượng Tôn túc và Giáo hội Tăng già Nam Việt, Sư trưởng Như Thanh đã đi vận động các tổ đình Ni trên khắp miền Nam để thành lập Ni bộ7. Đây được xem là hoạt động khá sôi nổi của Ni giới khi tiến đến hình thành một tổ chức riêng của mình.

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, kể từ khi xuất hiện những mầm mống đầu tiên đến thời kỳ phát triển đỉnh cao, Ni giới miền Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Ni giới Việt Nam nói riêng, cho sự nghiệp hoằng pháp Phật giáo và sự phát triển của xã hội Việt Nam nói chung. Xuất phát từ lòng mộ đạo, chánh tín Tam bảo cùng với một ý chí, nghị lực phi thường, các vị Ni sư tiên phong đã để lại những dấu ấn không thể phai nhạt trong lịch sử Phật giáo dân tộc. Nhìn chung, tiến trình hình thành và phát triển của Ni giới ở Nam Bộ giữ một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng làm thay đổi nhận thức xã hội về nữ giới nói chung, nữ giới Phật giáo nói riêng.

2. Ni giới trẻ Nam Bộ hiện đại: Học hỏi, kế thừa và phát triển

Ni giới ngày nay được thừa hưởng những thành quả cao quý do các vị tiền bối kiến lập, đó là một nền tảng vững chắc với đầy đủ các hoạt động từ giáo dục, hoằng pháp, dịch thuật, đến từ thiện xã hội. Đây có thể coi là một lợi thế đặc biệt quan trọng giúp Ni giới bước vào xã hội hội nhập và phát triển. Nếu không có những vị Ni tiên phong đó thì rất khó để xây dựng một tập thể Ni giới vững mạnh như ngày nay – tồn tại trong lòng của Giáo hội, cùng góp sức với chư Tăng trong việc xây dựng Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam, làm cho Giáo hội ngà|y càng phát triển trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Có thể khẳng định rằng, hình ảnh và dấu chân hành đạo của các quý Sư bà xưa đã sách tấn rất nhiều cho Ni trẻ ngày nay. Tuy nhiên, việc tìm hiểu sử xưa của Ni giới, hay là việc ôn nhắc truyền thống, học tập phong cách của chư Ni tiền bối chưa được thực hiện thường xuyên nơi mỗi tự viện cũng như từ Phân ban Ni giới. Thiết nghĩ, công việc này cần phải được hiện thực hóa bằng chính cách giáo dục truyền thống trong nhà chùa; đồng thời, cần hình thành một môn học trong trường Sơ – Trung cấp Phật học nhằm vun đắp niềm tự hào và lòng biết ơn, sự kính ngưỡng đối với công hạnh của chư Ni tiền bối. Đó cũng là một cách tạo động lực dấn thân cho Ni trẻ hiện nay.

Trong bối cảnh hiện nay, việc khinh – trọng (ảnh hưởng của Nho giáo trong nếp sống nhà chùa) chưa hẳn đã hết, nên việc mạnh mẽ ‚chuyển mình‛ ra khỏi những ràng buộc vô hình đó cũng là điều cần thiết cho ý thức tự chủ, dấn thân làm đạo của Ni giới đương thời. Tuy nhiên, những nhận xét nêu trên không có nghĩa là ‚”ly Tăng”‛, không giữ gìn ‚”Bát Kỉnh Pháp” Phật chế. Điều cốt yếu là phải nâng cao hơn nữa vai trò và vị thế của Ni trẻ – những vị Ni có cả trình độ Phật học và thế học do được đào tạo căn bản trong hệ thống giáo dục Phật giáo đương đại.

Một hiện thực khách quan trong bối cảnh hiện nay là Ni trẻ đã được Thầy Tổ tạo điều kiện tham gia học tập (cả thế học lẫn Phật học) bởi tư tưởng cởi mở, truyền thông khai mở và nhận thức rõ được giá trị của việc giáo dục – đào tạo chính quy8. Với ba học viện (có Ni đi học) ở Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Ni sinh không những chiếm số lượng đông đảo mà con đạt được thứ hạng cao trong học tập; thủ khoa là Ni sinh cũng chiếm tỷ lệ cao.

Con đường tu học và hành đạo của Ni giới hiện đại có nhiều triển vọng và tương lai rộng mở. Thực tế cho thấy, ngày nay, có nhiều vị Ni không chỉ tốt nghiệp ở các trường Phật học trong nước mà còn đi học các bậc học cao hơn ở nước ngoài. Có những vị tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ Phật học, trở về nước giảng dạy, hoằng pháp, làm công tác xã hội nổi bật và cũng là lãnh đạo Phân ban Ni giới các địa phương, tham gia công việc tại Phân ban Ni giới Trung ương…

Do vậy, việc sử dụng và bố trí các vị trí tương xứng với năng lực và nguyện vọng cống hiến của chư Ni có thực học, thực tu là điều rất quan trọng và cần được quan tâm, xem xét một cách kỹ lưỡng, có hiệu quả. Qua quá trình thực hiện công việc, các vị sẽ tiếp nối sự nghiệp của chư Ni tiền bối, đồng thời ứng dụng những kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo cùng kinh nghiệm thực tế trong quá trình tu tập của mình, làm cho Phật pháp được lan tỏa trong đời sống xã hội.

Công tác truyền thông Phật giáo được Đại hội Phật giáo toàn quốc lần VIII (diễn ra hồi tháng 11/2017, tại Hà Nội) xác định là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, góp phần hoằng truyền Chánh pháp, nâng cao vai trò và hình ảnh của Phật giáo trong lòng công chúng8. Thực tế trên cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, những giá trị tốt đẹp của Phật giáo được lan tỏa rộng rãi trong đời sống nhân dân. Đây là một lĩnh vực quan trọng mà chư Ni cần đầu tư để góp sức cùng với Giáo hội, cụ thể là Ban Thông tin – Truyền thông Trung ương, cũng như các tỉnh, thành mình đang tu học.

Thời gian vừa qua, một khóa tập huấn về truyền thông Phật giáo tại huyện Phú Quốc (Kiên Giang) đã được tổ chức. Tại chương trình, chư Tăng, chư Ni đã được lĩnh hội rất nhiều bài học bổ ích cho công tác truyền thông Phật giáo trong thời đại mới và nhận thấy vai trò của ngành truyền thông đối với việc xiển dương đạo Phật. Mỗi công tác Phật sự tại chùa Ni ở các địa phương được chính chư Ni làm cầu nối thông qua cổng thông tin Phật giáo (của Ni giới nói riêng và của Phật giáo tỉnh, của Ban Thông tin – Truyền thông Trung ương, các báo đài Phật giáo nói chung) sẽ khẳng định và lan tỏa hình ảnh phụng sự, dấn thân của Ni giới hiện đại. Thực trạng hiện nay cho thấy, Ni giới Việt Nam đã thực hiện rất nhiều hoạt động Phật sự nhưng lại thiếu truyền thông đến đại chúng, gây khó khăn cho giới thiệu hình ảnh của chư Ni và các hoạt động tốt đẹp cũng khó được lan tỏa rộng rãi.

Có nhiều quan điểm cho rằng, việc phụng sự nên âm thầm. Tuy nhiên, nếu truyền thông đúng cách, sẽ giúp kích thích hoạt động sôi nổi hơn, nhân rộng hình ảnh đẹp về Ni giới và khẳng định vai trò, vị thế của Ni giới trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, nhân rộng v| phát triển những việc làm ích đạo, lợi đời của chư Ni. Nhờ được truyền bá rộng rãi nên quần chúng Phật tử, những người chưa biết đạo Phật, có thể tiếp cận dễ dàng, có cảm tình và tìm hiểu, quy hướng Tam bảo10. Như vậy, truyền thông cũng chính là hoằng pháp. Từ mục đích và vai trò của truyền thông Phật giáo, Phân ban Ni giới cần có một tiểu ban Thông tin – Truyền thông để công tác này được chuyên môn hóa, cụ thể hóa hơn trong tương lai, đặc biệt là trước xu thế Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số vấn đề. Hiện nay, mạng xã hội trở thành công cụ không thể thiếu trong đời sống con người. Đó là kênh giải trí, xả stress, giao lưu, kết bạn và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn như: thông tin chưa được kiểm chứng, tin giả, thông tin sai sự thật… Không một cá nhân hay tổ chức nào nằm ngoài tầm ảnh hưởng của công nghệ. Nắm bắt được thời cơ phát triển đó, Ni giới hiện đại cũng tích cực tham gia vào công cuộc phát triển đời sống trên Internet và vận dụng trong cuộc hành đạo của bản thân. Tuy nhiên, Ni giới cần có sự cẩn trọng và tuân thủ những chuẩn mực nhất định, không tùy tiện thể hiện bản thân với những cảm xúc mang tính đời thường, thế tục,… Phân ban phải hướng dẫn Ni giới trẻ sinh hoạt, tu học theo Giới Luật Phật chế, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đường lối, chính sách của Đảng, quy định, pháp luật của Nhà nước. Để có thể hạn chế cảm xúc thế tục và những hành vi thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội, Giáo hội Phật giáo nói chung và Ni giới nói riêng cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử chung trên không gian mạng, ví dụ như có khuyến cáo, quy định về việc sử dụng Facebook cùng các trang mạng xã hội khác.

Thông qua những buổi sinh hoạt Ni giới các cấp, sinh hoạt nội viện, các vị trụ trì cần thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn phong cách Ni trẻ, không chỉ oai nghi trong chùa (đi, đứng, nằm, ngồi) mà còn oai nghi trên không gian mạng xã hội. Đây là vấn đề hết sức quan trọng và mang tính thời đại, cấp bách trong bối cảnh”thế giới phẳng” như hiện nay11. Việc giáo dục về hình ảnh Ni giới là một trong những nội dung cần thiết của giáo dục trong nhà chùa, từ đó xây dựng, phát triển, củng cố vị trí của Ni giới trong dòng chảy của Phật giáo Việt Nam.

Ngoài ra, còn một vấn đề đặt ra khi các trụ trì ngày nay dễ dàng”độ”người xuất gia, dễ dàng cho thọ giới, thiếu giáo dục về oai nghi, tế hạnh, sớm để đệ tử ra làm việc khi chưa được giáo dưỡng thành một Thích tử Ni vững chãi… Điều này cũng làm cho đạo hạnh Ni giới bị ảnh hưởng khi trong tập thể có những vị chưa thật “sống đạo”. Người xưa nói: “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa” khi chỉ có ít chư Ni, các Ngài đã tạo ra một nền móng quan trọng, đáng tự hào cho sự hình thành và phát triển cộng đồng Ni sư. Ngày nay, số lượng Ni ngày càng lớn, thậm chí nhiều nơi đông hơn chư Tăng, nhưng lại ít có chư Ni đạt được địa vị cao như các “cây đa cây đề” trước đây.

Kết luận

Có thể khẳng định, trong tinh thần “ôn cố tri tân”‛, để sách tấn việc tu, việc học, việc mở lối đi trong những khó khăn nhất định là một thử thách đối với Phân ban Ni giới. Trong bất kỳ giai đoạn nào, Ni giới Việt Nam cũng gặp những khó khăn, thử thách, bao gồm cả quan niệm “trọng nam khinh nữ” tuy đã được gỡ bỏ nhưng vẫn còn tồn tại ít nhiều trong lòng xã hội Việt Nam hiện đại. Vấn đề quan trọng là hành đạo đúng Chánh pháp thì mỗi vị Ni sẽ trở thành một nhà tu hành, nhà hoằng pháp, tạo nên công đức tự thân và làm lợi cho cuộc đời, giúp nhiều người hiểu đạo, giải thoát con người khỏi khổ đau. Có thể khẳng định, hành động đó cũng là đang đi theo lý tưởng tu hành của mỗi người ngay từ buổi đầu phát Bồ-đề tâm: ‚thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh‛.

Thích nữ Viên Âm
Ni sinh Diệu Lâm
diễn đọc


  1. Nguyễn Gia Quốc (2008), “Ni giới Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX”, https://giacngo.vn/ni-gioi-nam-bo-nua-dau-the-ky-xx-post125.html, truy cập ngày 30/8/2023.
  2. Quốc sử quán triều Nguyễn (2000), Đại Nam liệt truyệt, tập 2, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.80-81.
  3. TS. Thích Thiện Tài (2021), “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ: Nguyên nhân, điều kiện và quá trình”, Phật giáo vùng Nam Bộ trong thế kỉ XX, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.75.
  4. Nguyễn Gia Quốc (2008), Tlđd.
  5. Thích Minh Cảnh (2018), “Các trường học Ni ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX”, https://nigioivietnam.vn/cac-truong-hoc-ni-o-nam-bo-vao-nua-dau-the-ky-20/,
    truy cập ngày 29/9/2023
  6. Thích nữ Huệ Lợi (2021), “Giáo dục Ni giới trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX”, https://tapchinghiencuuphathoc.vn/giao-duc-ni-gioi-trong-phong-trao-chan-hung-phat-giao-viet-nam-giai-doan-nua-dau-the-ky-xx.html, ISSN: 2734-9195, truy cập ngày 15/10/2023.
  7. NS. TS. Như Nguyệt (2021), “Nữ giới Phật giáo Nam Bộ – Những chặng đường chuyển tiếp giao thoa và phát triển”, Phật giáo vùng Nam Bộ trong thế kỉ XX, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.437.
  8. Nguyễn Gia Quốc (2008), Tlđd.
  9. Thích nữ Diệu Hương (1938), “Ý kiến của Ni lưu”, Duy Tâm Phật học, số 29, tr.243
  10. Thích Trí Quảng (2008), “Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã hội hiện nay”, https://thuvienhoasen.org/p80a4699/2/vai-tro-cua-ni-gioi-viet-nam-trong-xa-hoi-hien-nay-thich-tri-quang, truy cập ngày 17/10/2023.
  11. Thích nữ Giới Hương (2019), “Ni giới Việt Nam ngày nay”, https://thuvienhoasen.org/p80a32952/2/ni-gioi-viet-nam-ngay-nay,
    truy cập ngày 15/10/2023.
  12. Thích nữ Hương Nhũ (2010), “Ni giới Việt Nam hiện nay”,
    https://thuvienhoasen.org/p80a4650/2/ni-gioi-viet-nam-ngay-nay-thich-nu-huong-nhu, truy cập ngày 01/10/2023.
  13. Thích nữ Giới Hương (2019), Tlđd.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thích Minh Cảnh (2018), ‚Các trường học Ni ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX‛, https://nigioivietnam.vn/cac-truong-hoc-ni-o-nam-bo-vao-nua-dau-the-ky-20/,
truy cập ngày 29/9/2023.
2. Thích nữ Diệu Hương (1938), ‚Ý kiến của Ni lưu‛, Duy tâm Phật học, số 29, tr.243.
3. Thích nữ Giới Hương (2019), ‚Ni giới Việt Nam ngày nay‛, https://thuvienhoasen.org/p80a32952/2/ni-gioi-viet-nam-ngay-nay, truy cập ngày 15/10/2023.
4. Thích nữ Huệ Lợi (2021), ‚Giáo dục Ni giới trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX‛, https://tapchinghiencuuphathoc.vn/giao-duc-ni-gioi-trong-phong-trao-chan-hung-phat-giao-viet-nam-giai-doan-nua-dau-the-ky-xx.html, truy cập ngày 15/10/2023.
5. NS. TS. Như Nguyệt (2021), ‚Nữ giới Phật giáo Nam Bộ – Những chặng đường chuyển tiếp giao thoa và phát triển‛, Phật giáo vùng Nam Bộ trong thế kỉ XX, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
6. Thích nữ Hương Nhũ (2010), ‚Ni giới Việt Nam hiện nay‛, https://thuvienhoasen.org/p80a4650/2/ni-gioi-viet-nam-ngay-nay-thich-nu-huong-nhu, truy cập ngày 01/10/2023.
7. Thích Trí Quảng (2008), ‚Vai trò của Ni giới Việt Nam trong xã hội hiện nay‛,
https://thuvienhoasen.org/p80a4699/2/vai-tro-cua-ni-gioi-viet-nam-trong-xa-hoi-hien-nay-thich-tri-quang, truy cập ngày 17/10/2023.
8. Nguyễn Gia Quốc (2008), ‚Ni giới Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX‛, https://giacngo.vn/ni-gioi-nam-bo-nua-dau-the-ky-xx-post125.html, truy cập ngày 30/8/2023.
9. Quốc sử quán triều Nguyễn (2000), Đại Nam liệt truyệt, tập 2, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
10. TS. Thích Thiện T|i (2021), ‚Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam Bộ: Nguyên nh}n, điều kiện và quá trình‛, in trong: Phật giáo vùng Nam Bộ trong thế kỉ XX, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:15
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
Video thumbnail
Kiên Giang: Tịnh xá Ngọc Hưng tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Ca sa – Cài hoa hồng - PL.2566
06:21
Video thumbnail
Tịnh xá Ngọc Phương: Lễ trao giáo chỉ - Tấn phong giáo phẩm – Lễ xuất gia & truyền giới
08:39
Video thumbnail
TP. HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Đại lễ Vu Lan – Dâng Y Casa PL.2566 – DL.2022 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
05:21
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!