Khởi nguyên giáo lý tính không

Lý tính Không (Không tính) hay Vô ngã-vô tự tính đầu tiên được Đức Phật nói cho năm anh em Kiều Trần Như (Kondanna) trong bài kinh Vô ngã tướng (Anatta Lakkhana sutta), cũng gọi là kinh Năm vị. Kinh Vô ngã tướng là bài pháp thứ hai Đức Phật thuyết cho năm anh em Kiều Trần Như, đã giúp họ chứng đắc quả vị A-la-hán. Bài pháp thứ nhất là kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana sutta).

Sau khi thành đạo, Đức Phật quyết định chuyển bánh xe Chánh pháp (Pháp luân), mở ra con đường truyền bá chân lý, giáo hóa lợi sinh. Đầu tiên Ngài nghĩ đến việc hóa độ hai vị đạo sĩ Àlàra Kàlàma và Uddaka Ràmaputta, hai người mà Ngài đã từng tham học. Nhưng cả hai vị này đều từ trần. Bấy giờ, Ngài nghĩ đến năm vị đồng tu khổ hạnh với Ngài thuở trước. Ngài bèn đi đến Lộc Uyển (Vườn Nai) ở Isipatana (Chư tiên đọa xứ) gần thành Benares (Ba la nại), nơi năm vị ấy đang tu tập. Tại đây Ngài đã thuyết bài kinh Chuyển Pháp Luân cho các vị Kiều Trần Như (Kondanna), Bạt đề (Bhaddiya), Bà sa pa (Vappa), Ma ha nam (Mahànàma) và Át bệ (Assaji).

Trong bài kinh này, Đức Phật chỉ bày con đường Trung đạo, từ bỏ hai cực đoan là hưởng thụ dục lạc và khổ hạnh ép xác. Đồng thời Đức Phật cho biết Bốn Chân lý vi diệu (Tứ Diệu Đế, Tứ Thánh Đế): Sự thật về bản chất đời sống là vô thường, bất toàn, bất toại nguyện, là khổ (Khổ đế); Sự thật về nguyên nhân của khổ, bất toàn, bất toại nguyện (Tập đế); Sự thật về an lạc, hạnh phúc của Niết- bàn do dứt trừ phiền não khổ đau (Diệt đế) và Sự thật về con đường diệt khổ (Đạo đế).

Trong kinh tạng Pàli, kinh Vô ngã tướng thuộc Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikàya) III, tương đương kinh số 5 trong Tạp A hàm của Hán tạng. Nội dung bài kinh như sau: Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Thế Tôn ở trong Lộc Uyển (Isipatana Migandhana), thành Ba- la- nại (Benares). Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói với năm thầy Tỳ – kheo (lúc này năm vị đạo sĩ đã xuất gia nên Phật gọi họ là Tỳ – kheo) rằng:

Này các Tỳ – kheo, sắc này là vô ngã. Nếu sắc là ngã, thời sắc không thể dẫn đến khổ não, và có thể mong rằng sắc của tôi là như thế này, sắc của tôi không phải như thế này. Này các Tỳ – kheo, vì sắc là vô ngã, nên sắc dẫn đến khổ não và không thể mong rằng sắc của tôi là như thế này hay sắc của tôi không phải như thế này.

(Thọ, tưởng, hành, thức, cũng tương tự như thế). Này các Tỳ – kheo, thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã. Nếu thọ, tưởng, hành, thức là ngã, thời thọ, tưởng, hành, thức không thể dẫn đến khổ não, và có thể mong rằng thọ, tưởng, hành, thức của tôi là như thế này, hay mong rằng thọ, tưởng, hành, thức của tôi không phải như thế này. Vì thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã, nên thọ, tưởng, hành, thức dẫn đến khổ não và không thể mong rằng thọ, tưởng, hành, thức của tôi như thế này, hay mong rằng thọ, tưởng, hành, thức của tôi không phải như thế này.

Này các Tỳ – kheo, các thầy nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
Cái gì vô thường là khổ hay vui?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
– Bạch Thế Tôn, không.
Thọ, tưởng, hành, thức là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
Cái gì vô thường là khổ hay vui?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?
– Bạch Thế Tôn, không?Do vậy, này các Tỳ – kheo, phàm sắc gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc trong hay ngoài, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, cần phải được như thật quán với chánh trí như sau: “Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”.
Phàm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, quá khứ, hiện tại, vị lai, hoặc trong hay ngoài, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, cần phải được như thật quán với chánh trí như sau: “Cái này không phải là của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi”.
Này các Tỳ – kheo, thật vậy, đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham, do ly tham vị ấy giải thoát. Khi giải thoát vị ấy biết rằng đã giải thoát. Trong sự giải thoát trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết rõ: Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại với trạng thái này nữa. Thế Tôn thuyết như vậy, năm vị Tỳ – kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, năm vị Tỳ – kheo được giải thoát các lậu hoặc, không còn chấp thủ.

Đức Phật nói kinh Vô ngã tướng với mục đích phá trừ kiến chấp về ngã tướng: chấp thân thể là ngã hoặc chấp các cảm giác (cảm thọ) là ngã, chấp tri giác là ngã; hoặc chấp cả thân thể và các cảm giác, tri giác là ngã; hoặc chấp thân thể, cảm giác, tri giác… ở bên trong một cái ngã; hoặc chấp có cái ngã, có một chủ tể, một tự ngã hay linh hồn bên trong thân thể v.v.. Tóm lại, là chấp cái này là ta, cái này là của ta, cái này là tự ngã của ta. Cái này ở đây là thân thể, cảm giác, tri giác, nhận thức hiểu biết, tư duy, ý chí… nói tóm lại là năm yếu tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Đức Phật cho biết, năm uẩn: sắc (thân thể của mình, thân thể của tha nhân và thế giới vật lý), thọ (cảm giác, cảm nhận khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với hình dáng, màu sắc; âm thanh; mùi hương; vị nếm; sự tiếp xúc, va chạm bằng thân thể), tưởng (tri giác, kinh nghiệm khi căn tiếp xúc với trần hay giác quan tiếp xúc với đối tượng của giác quan và khả năng hồi tưởng, kí ức), hành (ý chí, tư duy thiện, ác… ), thức (nhận thức, khả năng ghi nhận sự có mặt của các pháp-sự vật hiện tượng thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), năm uẩn chính là năm yếu tố cấu hợp thành một con người, tuy nhiên nó không có thực thể.

Ngay cả bản thân mỗi yếu tố sắc, yếu tố thọ, tưởng, hành, thức cũng không có thực thể, không có tự tính riêng biệt, năm yếu tố nương vào nhau mà biểu hiện, nó không tồn tại độc lập, thường hằng, bất biến. Chính vì nó không có thực thể, không có tự tính cho nên hợp thể ngũ uẩn không phải là một cá thể thường hằng bất biến, trong nó cũng không có một linh hồn bất tử, vĩnh hằng như người ta thường nghĩ. Con người hay hợp thể ngũ uẩn không có linh hồn bất tử, vĩnh hằng ngự trị trong nó, không có một cái ngã, một chủ tể (năng lực tồn tại độc lập, làm chủ, có thể tự tại, có khả năng điều động mọi thứ không chịu ảnh hưởng, tác động của cái khác), nó do năm yếu tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức hòa hợp mà biểu hiện, nên gọi là Không hay Vô ngã.

Không ở đây cũng đồng nghĩa với Vô ngã, có nghĩa là vô tự tính, vô tự thể. Tránh nhầm lẫn Không là không có gì cả, là hư vô (Nếu Không là không có gì cả thì làm gì có thế giới hiện tượng, trong đó có con người). Cũng tương tự, tránh nhầm lẫn Vô ngã là không có gì tồn tại. Con người và các sự vật hiện tượng tồn tại nhưng chúng không có tự tính, không có tự thể, không tồn tại độc lập. Ở đây nên dùng từ «biểu hiện» thay cho tồn tại. Vì khi nói «tồn tại» có thể dẫn đến sự hiểu lầm sự vật hiện tượng (trong đó có con người) là có thực thể, tồn tại độc lập, thường hằng, bất biến, có tự tính, tự thể.

Sự có mặt (nói chuẩn xác hơn là «biểu hiện ») của con người chỉ là sự có mặt (biểu hiện) của năm yếu tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hay nói cách khác là sự có mặt (biểu hiện) của các nhân duyên sinh ra chúng (con người hay ngũ uẩn). Vấn đề tính Không hay Vô ngã thật không dễ dàng quán triệt, không dễ dàng tiếp nhận, chỉ khi nào giác ngộ, thực chứng, mới thấy như thật về nó.

Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy con người thật ra chỉ là một hợp thể gồm có các yếu tố: sắc (chất rắn, lỏng, khí, nhiệt độ hay biểu sắc và năng lượng, năng lực hay vô biểu sắc), cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), ý chí, hành động (hành), nhận thức, hiểu biết (thức). Các yếu tố này có thể tạm phân chia làm hai thành phần là vật chất và tinh thần hay sắc và tâm. Sắc là phần vật chất. Thọ, tưởng, hành, thức là phần tinh thần hay phần tâm. Mỗi nhóm trong năm nhóm (ngũ uẩn) sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng không tự thân có được, phải do các nhóm khác làm điều kiện nhân duyên hình thành. Ví dụ: sắc không tự có mà phải nhờ thọ, tưởng, hành, thức ; thọ không tự có mà phải nhờ sắc, tưởng, hành, thức. Có nghĩa là một uẩn tồn tại, có mặt, hay nói đúng hơn là biểu hiện nhờ bốn uẩn kia. Trong kinh Tương Ưng III (tr.64), Đức Phật có nói rõ: “Này các Tỳ – kheo, ai nói như sau: Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sinh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức. Sự việc như vậy không xảy ra” (Tương tự như thế, ngoài thọ, tưởng, hành, thức không có sắc; ngoài sắc, tưởng, hành, thức không có thọ v.v..).

Không có ngã hay chủ tể, không có tự ngã hay linh hồn thường tại trong sắc hoặc trong thọ, hoặc trong tưởng, hành, thức, hoặc trong hợp thể ngũ uẩn (nhóm gồm năm yếu tố sắc, thọ, tưởng, hành, thức hòa hợp mà có). Cũng không có một cái ngã hay chủ tể, không có tự ngã, linh hồn nằm ngoài năm uẩn. Ngoài ngũ uẩn ra không còn gì khác. Đức Phật dạy chúng ta không nên chấp ngũ uẩn (chấp mỗi uẩn trong năm uẩn hoặc chấp cả năm uẩn) là ngã, chấp ngũ uẩn làm ngã, không nên cho rằng thân thể, cảm thọ, tình cảm, nhận thức, ý chí, hành động… là của ta, là ta, là tự ngã, linh hồn của ta. Các yếu tố thân thể, cảm thọ, tri giác, ý chí, tình cảm, nhận thức đó vốn không có thực thể, vốn vô thường, luôn ở trong trạng thái biến đổi, trở thành, nó chỉ có tên gọi chứ kỳ thực không có thực thể, không tồn tại cố định, bất biến. Nếu không thấy được sự thật đó, chúng ta sinh tâm chấp thủ ngã và tham ái, từ đó sinh khởi các phiền não khác và tạo nghiệp khổ đau, luân hồi, sinh tử.

Vấn đề tính Không hay Vô ngã trái với nhận thức thông thường cho nên không phải ai cũng dễ dàng tiếp nhận. Đối với người nghe thật khó quán triệt; đối với người nói thật khó diễn đạt. Người không lãnh hội được có thể dẫn đến ngộ nhận, hiểu sai lầm, lệch lạc, đưa đến lối chấp không, chấp đoạn. Người muốn thấy rõ, thấy như thật về tính Không hay Vô ngã cần phải tu tập để thực chứng, giác ngộ. Đức Phật thuyết các kinh về tính Không hay Vô ngã là để chúng ta có nhận thức đúng, có Chánh kiến, Chánh tư duy, giúp chúng ta có Như lý tác ý (biết tác ý như lý duyên sinh, vô thường, vô ngã).

Không phải các kinh về tính Không hay Vô ngã được Đức Phật thuyết cho mọi thành phần, mọi đối tượng. Đức Phật chỉ nói đến vấn đề tính Không hay Vô ngã đối với những ai có đủ khả năng lãnh hội. Nếu không thì người nghe dễ đi đến những ngộ nhận và nảy sinh tà kiến. Trong kinh Tương Ưng Bộ IV, chương X, Đức Phật có nói rõ điều này. Bản kinh ghi lại như sau:

Một thời, Thế Tôn an trú ở Bàranasi, tại Isipitana, trong vườn Nai. Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến, sau khi đảnh lễ, bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?
Thế Tôn im lặng. Sau khi hỏi lại lần thứ hai, Thế Tôn cũng im lặng, du sĩ Vacchagotta liền đứng dậy và ra đi.
Rồi Tôn giả Ananda, sau khi du sĩ ra đi, hỏi Thế Tôn vì sao không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta.

Này Ananda, nếu ta trả lời có “tự ngã”, như vậy thuộc về chấp thường kiến. Và nếu ta trả lời “không có tự ngã”, như vậy thuộc về chấp đoạn kiến. Lại nữa, này Ananda, nếu ta trả lời “có tự ngã”, như vậy, câu trả lời của ta có phù hợp với trí tuệ thấy “tất cả các pháp là vô ngã”? Và nếu ta trả lời “không có tự ngã”, như vậy lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác, bối rối hơn nữa: “Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa”.

Vô ngã là bản chất của thực tại, muốn thấy rõ bản chất đó cần phải có tuệ giác. Muốn có tuệ giác để thấy như thật về vô ngã cần phải tu tập. Vô ngã không phải là quan niệm triết học, không phải là lý luận do suy tưởng. Chỉ có người thông tuệ mới hiểu được phần nào lý vô ngã, nhưng chỉ có người chứng trí Bát nhã hay tuệ giác về tính Không mới thấy rõ, thấy như thật tính vô ngã của vạn pháp (mọi sự vật hiện tượng).

Mục đích Đức Phật chỉ ra lý Vô ngã là để giúp hành giả tu tập thoát khỏi ngã chấp, phá trừ ảo tưởng, ảo kiến mê lầm, đoạn tận phiền não lậu hoặc, thành tựu giác ngộ, giải thoát. Về sau một số nhà học Phật đã biến nó thành vấn đề triết học, đem ra lý luận, suy tưởng làm cho nó càng thêm phức tạp. Cũng có vẻ như người ta cố gắng dùng ngôn ngữ, khái niệm để giải thích bản chất của thực tại hay mô tả cảnh giới thực chứng vô ngã. Trong khi đó, sự thấy biết như thật về tính Không hay Vô ngã chỉ có được khi giác ngộ, thực chứng. Ngoài ra, những lý luận suông mang tính triết học đôi khi chỉ làm tăng thêm rắc rối cho hành giả tu tập. Dù là người chứng được trí tuệ Bát nhã cũng không thể nào diễn đạt cho người khác thấy như thật, biết như thật về sự thật vô ngã. Điều này cũng giống như không thể nói cho người mù biết được màu xanh là màu như thế nào, màu đỏ là màu như thế nào, và màu xanh khác màu đỏ như thế nào.

Chỉ khi có tuệ giác vô ngã hay Không tuệ mới không còn ngã chấp và tham ái, giải thoát khỏi mọi phiền não khổ đau. Lý luận suông không giúp hành giả thấy rõ như thật về thực tại. Qua kinh điển chúng ta chỉ hiểu biết về lý Vô ngã bằng ý niệm, bằng tư duy suy luận chứ không phải thấy bằng tuệ giác vô ngã hay Không tuệ. Ngoài các bài kinh nói trên, trong kinh tạng nguyên thủy (cả Nikàya và A hàm) còn một số bài kinh khác thuộc Trung Bộ kinh và Tạp A Hàm cũng có đề cập đến lý Vô ngã hay tính Không. Về sau lý Vô ngã hay tính Không được các bộ kinh của Phật giáo Phát triển, khai triển triệt để, trong đó Bát Nhã là bộ kinh căn bản về tính Không.Kinh Bát Nhã (Prajnàpàramità sutra) có niên đại sớm nhất trong hệ thống kinh điển của Phật giáo Phát triển. Lý Không trong Bát Nhã chính là lý Vô ngã (Anattà) hay Duyên sinh, Duyên khởi (Paticcasamuppàda) trong kinh điển Phật giáo Nguyên thủy. Trên nền tảng kinh Bát Nhã, về sau ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) trước tác bộ Trung quán luận (Màdhyamika sàstra) nổi tiếng (khoảng thế kỷ thứ II-III Tây lịch), tác phẩm này trở thành một trong ba bộ luận quan trọng của Tam Luận tông ở Trung Hoa sau này (Trung quán luận, Thập nhị môn luận -Dvàdasadvara sàstra, đều do ngài Long Thọ trước tác; Bách luận-Satasàstra của ngài Đề Bà-Arya Deva).

Phan Minh Đức (ĐSHĐ*006)
Sc. Vạn Dung diễn đọc

SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO SỰ KIỆN
Video thumbnail
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Phật Sự Của PBNG TP. Hồ Chí Minh Năm 2024
06:50
Video thumbnail
Tổng kết công tác Phật sự của PBNG TP.HCM năm 2024 - PL.2568
17:11
Video thumbnail
PBNG TW thăm trường Hạ 5 tỉnh Tây Nguyên - PL.2568 - DL.2024
16:46
Video thumbnail
Ni sinh trường Cao Trung Phật học Tiền Giang tụng kinh Pháp Hoa Kính mừng Phật đản - 11/5/2024
03:34
Video thumbnail
HỌP MẶT - MÓN QUÀ CAO QUÝ KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN
09:32
Video thumbnail
THIỀN HÀNH SAU KHI THỌ THỰC
02:18
Video thumbnail
Ni giới Phật giáo TP.HCM kính mừng Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL.2024
09:45
Video thumbnail
Lễ Húy Kỵ lần thứ 25 Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH tại Tổ đình Huê Lâm - Q11, TP.HCM
33:24
Video thumbnail
PBNGTW: Tiểu ban Thông tin Truyền thông | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
03:37
Video thumbnail
PBNGTW: Tổng kết công tác Phật sự năm 2023 | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:51
Video thumbnail
Hội đồng Thập Sư 3 đàn phát thưởng cho các Giới tử - Đại giới đàn Bửu Huệ 2023
03:44
Video thumbnail
Tuần Chiếu tại Giới Đàn Ni Chùa Thanh Tâm
03:02
Video thumbnail
Đại Giới đàn Bửu Huệ tại Giới trường Ni - Chùa Thanh Tâm - 2023
09:53
Video thumbnail
Lễ Huý Kỵ lần thứ 3 cố NT. TN. thượng Như hạ Hải - Chùa Sắc Tứ Tam Bảo, Hà Tiên - 26/9/2023
07:38
Video thumbnail
Lễ Khai đàn Dược sư Thất Châu - Chùa Pháp Hải
17:47
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 17 cố Ni trưởng Thượng Như Hạ Bổn - Viện chủ TĐ Kim Sơn (27/7/2006 - 23/7/2023)
45:08
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ cố Hòa thượng Thích Nhật Quang tại Hội Sơn Cổ tự
16:37
Video thumbnail
Tọa đàm “Bình đẳng giới trong Nữ giới Phật giáo - 2023” – Chùa Huê Lâm, TP.HCM
19:56
Video thumbnail
Lễ húy nhật lần thứ 6 cố Sư trưởng Thượng Huyền Hạ Huệ - Hải Ấn Ni Tự, TP.HCM
14:11
Video thumbnail
Lễ Vu Lan và Dâng Y tại chùa Vạn Phước - Bình Tân - TP.HCM
11:04
Video thumbnail
Đại lễ Vu lan báo hiếu tại chùa Pháp Võ - Nhà Bè - TP.HCM
12:37
Video thumbnail
“Rửa Chân Tri Ân Song Thân” - Chùa A Di Đà - Củ Chi - Tp.HCM
19:13
Video thumbnail
PBNG TW thăm, sách tấn Chư hành giả an cư tại các Hạ trường tỉnh miền Đông, 28/7/2023 (11/6/Quý Mão)
20:02
Video thumbnail
PBNG TW hoàn tất chuyến thăm và cúng dường Hạ trường tại Tây Nguyên 2023
18:50
Video thumbnail
PBNG TW thăm 4 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum
08:16
Video thumbnail
Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2567 - DL.2023 - BTS Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Tiền Giang
08:05
Video thumbnail
Đại lễ Tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo & Chư Tôn Đức Tiền Bối Hữu Công PGVN | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
10:47
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước 2023: Triển lãm - Dâng hương - Tọa đàm - Thắp nến tưởng niệm
34:37
Video thumbnail
Đại lễ Kiều Đàm Di tại Bình Phước - 22 & 23/04/2023: Công tác chuẩn bị
04:59
Video thumbnail
Lễ Vinh danh cá nhân xuất sắc trong lãnh đạo Phật giáo tỉnh Tiền Giang năm 2023
06:55
Video thumbnail
Lễ công bố văn phòng PBNG & Khai giảng lớp luật dành cho chư Ni - Chùa Bảo An, TP. Cần Thơ
22:46
Video thumbnail
PBNG TW: Tổ chức khóa bồi dưỡng về các pháp Yết-ma, nghi thức giới đàn cho chư Ni
03:35
Video thumbnail
Lễ Hoàn Kinh Dược Sư Thất Châu & An vị tôn tượng Đức thánh tổ Kiều Đàm Di - Chùa Kiều Đàm
06:18
Video thumbnail
Khóa tu báo ân - Lễ Húy kỵ cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
17:23
Video thumbnail
Lễ Húy Nhật lần thứ 24 cố Sư trưởng thượng NHƯ hạ THANH
14:58
Video thumbnail
Chùa Từ Nguyên - Tân Phú: Lễ Khánh Tạ - Hoàn Nguyện - Lễ Húy Kỵ lần thứ 39 cố Ni trưởng khai sơn
08:50
Video thumbnail
Khí Xuân Quý Mão 2023
11:37
Video thumbnail
Hành hương thập tự 10 cảnh Chùa - Xuân Quý Mão 2023
15:24
Video thumbnail
Chùa Liên Trì - Củ Chi: Lễ cúng dường trai tăng - Xuân Quý Mão 2023
21:22
Video thumbnail
Tổ đình Huê Lâm: Mừng xuân Di lặc - PL.2566 DL.2023
09:08
Video thumbnail
PBNG Trung Ương: Báo cáo Tổng kết Công tác Phật sự - Nhiệm kỳ VIII (2017-2022) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
15:42
Video thumbnail
Chùa Huê Nghiêm: Lễ Khánh Đản A Di Đà Phật với hơn 1000 Tăng Ni Sinh tham dự | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
04:24
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Các Công Trình Chùa Pháp Võ - Huyện Nhà Bè - TP.HCM | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
06:46
Video thumbnail
Lễ Khánh Tạ Chùa Pháp Võ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
07:42
Video thumbnail
Hội nghị Tổng kết công tác Phật sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ VIII | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:27
Video thumbnail
Lễ Húy kỵ - Tưởng niệm lần thứ 14 cố Hòa thượng Thích Hoằng Từ | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
02:55
Video thumbnail
#2: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư Vị Tiền Bối Ni Hữu Công (02/10/2020)
13:15
Video thumbnail
#1: Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và Chư vị Tiền Bối Ni Hữu Công (01/10/2020)
05:52
Video thumbnail
Chùa Sắc Tứ Tam Bảo - Kiên Giang: Tổ chức Lễ húy kỵ lần II của cố Ni trưởng thượng Như hạ Hải
09:14
Video thumbnail
Lễ Công bố & Quyết định Chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới - Nhiệm kỳ X (2022-2027) | ĐẶC SAN HOA ĐÀM
17:11
CÁC BÀI KHÁC
XEM THÊM
error: Content is protected !!